CHIA SẺ

đức phật 63Có ba trình độ khác nhau của khổ đau được xác định trong Phật giáo. Thứ nhất là khổ đau của khổ đau (khổ khổ), thứ hai là khổ đau của thay đổi (hoại khổ), và thứ ba là khổ đau của điều kiện cùng khắp (hành khổ). Như trình độ thứ nhất được quan tâm, thì tất cả chúng ta tất nhiên nhận ra những nổi khổ này và có khát vọng bản nhiên để tránh chúng. Qua việc làm sâu sắc hơn sự thấu hiểu của chúng ta về trình độ thứ nhất của khổ đau thì chúng ta trau dồi mong ước được tái sanh trong những cảnh giới hạnh phúc hơn, với mục tiêu đó, chúng ta sống một đời sống tinh thần trong khung cảnh của nguyên tắc đạo đức của việc tránh khỏi mười hành vi tiêu cực. Tuy nhiên, với việc quan tâm đến trình độ thứ hai và thứ ba của khổ đau, thì chúng ta trau dồi một tuệ giác sâu sắc vào bản chất của chúng và do thế phát triển một khát vọng chân thành để đạt đến giải thoát khỏi vòng luân hồi và Giác Ngộ.

Khi chúng ta quán chiếu về giáo huấn Bốn Chân Lý Cao Quý của Đức Phật trong cách này, thì chúng ta nhận ra rằng sự thực hành tâm bồ đề thật sự là sự thực hành chính yếu trong tất cả những giáo huấn của Đức Phật. Chúng ta thấy rằng nhiều sự thực tập khác, chẳng hạn như nguyên tắc đạo đức của việc tránh những hành vi tiêu cực, trau dồi tuệ giác sâu sắc hơn vào trong bản chất của khổ đau và phát triển một sự viễn ly chân thành, trong thực tế là những sự chuẩn bị cho sự thực tập chính yếu của trau dồi tâm bồ đề. Nhiều sự thực hành khác, như sáu ba la mật và những thứ thiền định khác nhau mà chúng ta thấy trong giáo huấn Kim Cang thừa, tất cả có thể  thấy như sự áp dụng thực tiễn của tâm bồ đề. Đặt nó trong một hoàn cảnh khác, thì chúng ta có thể xem những thực tập thiền định khác nhau như những quy tắc mà qua đó một vị Bồ tát phải tiếp nhận như một hệ quả tự nhiên của việc phát tâm bồ đề, tâm vị tha tỉnh thức Giác Ngộ.

Đức Dalai Lama 14
Việt dịch: Tuệ Uyển
Nguồn: Quán chiếu bốn chân lý để thấu hiểu khổ đau, phát tâm bồ đề