CHIA SẺ

03

Sự thực hành tonglen, cho và nhận, hoàn toàn đảo ngược tiến trình này. Qua sự thực tập này, chúng ta đi đến nhận ra những bất lợi của việc nuôi dưỡng những tư tưởng tự yêu mến và giá trị vô hạn của việc yêu mến cát tường cho những chúng sanh khác. Khi chúng ta tiếp tục với sự thực hành, trải qua thời gian thì chúng ta sẽ đi đến giữ vững cung cách suy nghĩ mới này như kho báu chân thành trong tâm chúng ta. Sự thực hành này nên là phần bổ sung trong đời sống hàng ngày của chúng ta bằng việc thật sự những chúng sanh khác qua những hành vi vị tha như vậy để như việc làm từ thiện, quan tâm đến những người bệnh, thương cảm những người cảm thấy đau khổ và v.v…

Bằng việc đảo ngược những cung cách suy nghĩ thông thường của chúng ta, thì chúng ta dần dần cố gắng để giảm thiểu năng lực của sự dính mắc tự ngã và gia tăng năng lực yêu mến cho sự cát tường của người khác. Hầu hết những sự thực tập tonglen được hoàn thành khởi đầu ở trình độ của việc quán tưởng. Vì thế trong Tám Đề Mục Tu Dưỡng Tâm chúng ta thấy nguyện vọng này, “Nguyện cho tôi tự lãnh nhận trên chính mình tất cả những tổn thương và đau khổ của những bà mẹ của tôi.” Ý nghĩa của từ “một cách im lặng” được giải thích trong Bảy Điểm Rèn Luyện Tâm của Geshe Chekawa, là một tác phẩm trong thể loại luận điển rèn luyện tâm của Phật giáo Tây Tạng. Có một dòng trong luận điển này nói rằng: “Đặt cả hai trên hơi thở của một người.” đây là một thành ngữ gợi ý rằng hai sự thực tập của “nhận” và “cho” nên được hoàn tất trong sự kết hợp với hơi thở vào và hơi thở ra một cách tương ứng.

Trong thiền quán tonglen, chúng ta bắt đầu với sự thực tập nhận lấy, vốn liên hệ sự quán tưởng nhận lấy trên chính chúng ta với mỗi hơi thở vào tất cả những nổi khổ đau của những chúng sanh khác, thậm chí kể cả những nguyên nhân của những khổ đau này và chính thiên hướng cho những phiền não tồn tại trong tất cả chúng sanh. Sau đó chúng ta làm sự thực tập ban cho (chi tiết sự quán tưởng) với mỗi hơi thở ra; dâng hiến những cội nguồn vật chất của chúng ta, thân thể chúng ta, và tích lũy nghiệp lành của chúng ta đến tất cả những chúng sanh khác. Mục tiêu chính của việc tập luyện tâm thức chúng ta trong cách này là để mang đến lợi ích cho những chúng sanh khác. Nhưng cùng lúc hoàn thành những lợi ích của chúng ta xảy ra như một sản phẩm phụ.

Khi chúng ta nói về tâm bồ đề, tâm vị tha tỉnh thức, thì chúng ta đang liên hệ đến nguyện vọng đạt đến Quả Phật vì lợi ích của tất cả chúng sanh, vốn phát sinh từ một sự kết hợp của hai nguyện vọng khác nhau nhưng liên quan. Một là nguyện vọng thật sự để thành tựu Giác Ngộ, trong khi thứ tiếp theo là nguyện vọng để mang lợi ích cho những chúng sanh khác. Nhằm để phát sanh nguyện vọng thứ nhất trong hai thứ này, thì trước hết chúng ta phải phát triển một sự thấu hiểu nào đó về những gì có ý nghĩa là Giác Ngộ. Trong phạm vi Phật giáo, thuật ngữ Giác Ngộ nói chung liên hệ đến sự giải thoát khỏi vòng luân hồi, và đặc biệt đến sự Giác Ngộ cao nhất là Quả Phật. Một sự thấu hiểu chân thật về bản chất của sự Giác Ngộ hoàn toàn xảy ra trên căn bản của một sự thấu hiểu sâu xa về tánh không.

Cho dù chúng ta có đạt được sự thực chứng thật sự về tâm bồ đề hay không và đến trình độ hay chiều sâu nào mà chúng ta đạt được một sự thực chứng như vậy tùy thuộc vào năng lực kinh nghiệm của chúng ta về đại bi. Lòng đại từ bi này, vốn mong ước giải thoát tất cả chúng sanh khỏi khổ đau, chứ không phải hạn chế trong mức độ của sự ngưỡng mộ đơn thuần.

Đức Dalai Lama 14
Việt dịch: Tuệ Uyển
Nguồn: Thực hành tonglen trong đời sống hàng ngày để phát triển tâm bồ đề