CHIA SẺ

Đức-Phật-Thích-Ca-1

Có một không gian năng lực vươn xa và mạnh mẽ hơn, vốn là cảm giác chí nguyện hay trách nhiệm của cá nhân mang đến mục tiêu hoàn thành lợi ích cho người khác. Nhằm để trau dồi lòng đại từ bi này, thì chúng ta cần rèn luyện tâm thức chúng ta một cách riêng lẻ trong hai nhân tố khác nhau. Thứ nhất là trau dồi một giác thấu cảm và gần gũi với tất cả chúng sanh, vì lợi ích của họ mà chúng ta mong ước hành động vì thế họ được thoát khỏi khổ đau. Nhân tố thứ hai là trau dồi một tuệ giác sâu sắc hơn vào trong bản chất của khổ đau mà từ đó chúng ta mong ước người khác được thoát khổ.

Theo truyền thống, có hai phương pháp chính để trau dồi nhân tố thứ nhất, đó là một cảm giác gần gũi hay thân mật với tất cả chúng sanh. Một được biết như “Phương Pháp Bảy Điểm Nhân Quả,” và một được biết như “Phương Pháp Hoán Đổi Và Bình Đẳng Tự Thân Cùng Người Khác.” Phương pháp tiếp cận thứ hai được trình bày trong luận điển, Tám Đề Mục Tu Dưỡng Tâm.

Trong sự liên hệ với nhân tố thứ hai, sự trau dồi một tuệ giác sâu sắc hơn vào trong bản chất của đau khổ từ đó chúng ta mong ước người khác được giải thoát, điều này hiệu quả hơn nếu chúng ta rèn luyện trước trong mối quan hệ đến những kinh nghiệm đau khổ của chính chúng ta. Một cách để làm điều này là phản chiếu một cách sâu sắc về giáo huấn Bốn Chân Lý Cao Quý, đặc biệt sự thật về khổ đau và sự thật về nguồn gốc của khổ đau. Trong tác phẩm “Những Dòng Kinh Nghiệm,” Đại Sư Tsong Khapa tuyên bố rằng chúng ta sẽ không thể phát sinh lòng khao khát chân thành cho việc giải thoát trừ khi chúng ta quán chiếu một cách sâu sắc vào bản chất và điểm yếu của khổ đau. Giống như thế, ngài tiếp tục, chúng ta sẽ không bao giờ biết vấn đề đem đến sự chấm dứt đau khổ như thế nào nếu không thành công trong việc quán chiếu một cách sâu sắc động lực nhân quả về nguồn gốc của khổ đau. Sau đó, ngài đã thực hiện một nguyện vọng chân thành, “Do thế, nguyện tôi làm sâu sắc sự thông hiểu của tôi về bản chất của khổ đau và vì vậy trau dồi lòng khao khát chân thành để đạt đến giải thoát.”

Đức Dalai Lama 14
Việt dịch: Tuệ Uyển
Nguồn: Thấu hiểu khổ đau để khởi lòng bi mẫn chân thành