CHIA SẺ

Đức-Phật-Thích-Ca-1

Khi được hỏi làm thế nào để xem sự vận hành của nghiệp trong mối quan hệ với khoa học; trước tiên, Ngài đã nói rằng; nghiệp có nghĩa là hành động; và hành động có thể thay đổi trong khoảnh khắc. Tuy nhiên, những hành động thuộc về thân, khẩu, ý sẽ để lại những dấu ấn trong tâm thức có thể lưu lại rất lâu. Ngài tuyên bố rằng những dấu ấn tích lũy của những hành động tích cực, cuối cùng sẽ chín muồi trong việc chứng đạt quả vị Phật.

Để áp dụng tinh thần chữa lành cho một xã hội đã bị chia rẽ, Ngài khuyến nghị nên bao gồm việc đào tạo các phương pháp để đạt được sự an lạc nội tâm trong chương trình giáo dục phổ thông. Điều này sẽ liên quan đến các phương pháp để giúp vượt qua cơn tức giận và nỗi sợ hãi. Ngài nhận thấy rằng, sự cạnh tranh có thể có lợi khi mục đích là tất cả mọi người tham gia đều đạt được sự thành công; nhưng khi nó liên quan đến vấn đề có kẻ thắng và người thua thì điều đó lại gây ra những trở ngại. Ngài nhắc lại tầm quan trọng của việc công nhận tính đồng nhất của nhân loại; và rằng tất cả chúng ta phải sống với nhau – điều đó cần phải được thúc đẩy bởi sự ý thức về tình anh em của nhau.

Bậc Đạo Sư Ấn Độ – Ngài Tịch Thiên – đã nhận xét rằng; kẻ thù của chúng ta có thể là người thầy tốt nhất của ta. Tử tế với kẻ thù của mình là thể hiện lòng tốt thật sự thuần khiết; trong khi thể hiện lòng tốt và tình cảm với bạn bè thì thường hay bị xen lẫn với sự luyến ái. Mặc dù việc thực hành lòng từ bi được mô tả trong các bản kinh văn tôn giáo, tuy nhiên nó nên được đón nhận như những điều có giá trị phổ quát.

Chương sáu trong cuốn ‘Nhập Bồ Tát Hạnh’ của Ngài Tịch Thiên đã giải thích về những tác động tiêu cực của sự tức giận và phương pháp để chế ngự nó. Chương tám có đề cập đến những tác hại của thái độ ái trọng tự thân. Lòng vị tha là yếu tố quan trọng để đạt được hạnh phúc; và hai chương này chứa đựng những lời khuyên hữu ích – cho dù bạn có phải là Phật tử hay không.

Kể từ khi tôi nhận được sự giải thích về cuốn sách này, cách suy nghĩ của tôi đã thay đổi. Ngày nay, tôi luôn đọc lại nó bất cứ khi nào tôi có thể. Kết hợp với những điều mà Ngài Nguyệt Xứng đã đề cập đến việc hiểu biết về thực tế, điều đó đã mang lại hiệu quả tuyệt vời trong việc giúp cho tôi chuyển hoá tâm thức của mình.

Ngài đồng ý rằng dân số ngày càng gia tăng là một nguy cơ, vì lượng lương thực mà hành tinh có thể sản xuất ra thì có giới hạn. Ngoài ra, hiện tượng nóng lên của toàn cầu đã gây ra một mối đe dọa nghiêm trọng; điều đó có thể dẫn đến việc nguồn nước bị cạn kiệt nghiêm trọng trước đó khá lâu. Ngài nhấn mạnh sự cần thiết phải đánh giá những vấn đề này một cách thực tế từ một góc nhìn thoáng rộng hơn. Ngài nói đùa rằng, để hạn chế dân số quá đông một cách hiệu quả nhất là nên có nhiều người trở thành những Tăng Ni tu sĩ độc thân.

Giáo sư Susan Neiman đã kết thúc cuộc trò chuyện và bày tỏ rằng, thật là niềm vinh dự lớn lao đối với cô khi được thay mặt cho Diễn đàn Einstein, được cảm ơn Ngài đã tham gia cùng với họ hôm nay. Cô cảm ơn những người tổ chức và đội ngũ kỹ thuật tại Văn phòng của Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma đã đảm bảo cho cuộc trò chuyện này được diễn ra khả thi. Cô cũng gửi lời cảm ơn đến đội ngũ dịch giả đã cùng lúc thông dịch cuộc trò chuyện này sang 13 thứ tiếng.

Ngài trả lời rằng thật vinh dự cho Ngài khi được tiếp xúc với một tổ chức được kết nối với Albert Einstein – một nhân vật mà Ngài vô cùng kính trọng và ngưỡng mộ.

Đức Dalai Lama 14
Nguồn: Nghiệp và khoa học – Hành trình chuyển hóa tâm thức