CHIA SẺ

Buddha-Weekly-Yoga-and-cosmos-buddhism-and-science-dreamstime_l_237070915-Buddhism

Các nhà khoa học đã khám phá ra bằng chứng cho thấy rằng bản chất cơ bản của con người là từ bi. Chúng ta được đón nhận lòng tốt ngay từ khi vừa mới chào đời. Học cách để duy trì sự an lạc nội tâm là yếu tố then chốt trong khả năng trưởng dưỡng lòng nhân ái nhiệt thành của chính chúng ta.

Ngài giải thích rằng bản chất cơ bản của tâm là thanh tịnh; và sự thanh tịnh đó được gọi là Phật tính. Đây là điều làm nền tảng cho ý tưởng rằng chúng ta có thể làm giảm thiểu và loại bỏ những cảm xúc tiêu cực và thanh lọc tâm thức của mình. Ngài nói rõ rằng, phẩm chất về hành động của chúng ta phụ thuộc vào động cơ của chúng ta, chứ không phải phụ thuộc vào sự nhẹ nhàng hay thô bạo. Nếu động cơ tích cực và từ bi thì hành động theo sau đó sẽ là điều hữu ích.

Khi chúng ta tức giận, thì đối tượng của cơn giận dường như trở nên hoàn toàn tiêu cực. Tuy nhiên, chúng ta có thể đối trị lại điều này bằng cách suy tư rằng không có gì tồn tại độc lập theo cách mà nó xuất hiện. Kinh nghiệm đã dạy cho chúng ta thấy rằng, kẻ thù của hôm nay có thể trở thành bạn bè của ngày mai. Cái tên ‘kẻ thù’ là sự phóng chiếu của tâm thức chúng ta.

Ngài nhận xét rằng việc trưởng dưỡng lòng từ bi và sự hiểu biết về thực tế rằng không có gì tồn tại độc lập như nó xuất hiện; là những yếu tố quan trọng trong việc giúp làm giảm thiểu và khắc phục những cảm xúc tiêu cực của chúng ta; và nhờ đó mà ta đạt được sự an lạc nội tâm. Phương pháp này được gọi theo thuật ngữ Phật giáo là sự kết hợp giữa phương tiện và trí tuệ.

Hiểu được hoạt động của tâm thức và cảm xúc là một phần trong các cuộc thảo luận mà Ngài đã tổ chức với các nhà khoa học trong nhiều thập kỷ qua. Đồng thời, những cơ sở vật chất dành cho việc nghiên cứu khoa học đã được xây dựng tại các trung tâm học tập của các Tu viện Tây Tạng được tái thiết lập ở miền Nam Ấn Độ.

Ngài nhận xét: “Chúng tôi đã học được từ khoa học về những điều đã được ghi chép lại trong văn học Phật giáo đề cập đến một trái đất có hình phẳng; hoặc mặt trời và mặt trăng có cùng kích thước và khoảng cách với trái đất; những điều này là nhầm lẫn. Trong số các học giả Phật giáo, Ngài Nguyệt Xứng đã chỉ trích các bậc thầy – những người đã bày tỏ quan điểm như vậy; và tôi coi mình là học trò của Ngài ấy”.

Đức Dalai Lama 14
Nguồn: Khoa học Phật giáo khai sáng chân lý