CHIA SẺ

suc-manh-dieu-ky-cua-thien-dinh-trong-doi-song-con-nguoi-1628

Nguyện cho tất cả những thứ này mãi không bị hoen ố
Bởi những nhiễm ô của tám quan tâm trần tục (bát phong)
Và, nguyện cho tôi, nhận ra mọi thứ như vọng tưởng,
Trống rỗng sự bám víu, được thoát khỏi những ràng buộc.

Thi kệ thứ 8 của ngài, tác giả trình bày những sự thực tập liên hệ đến tâm bồ đề cứu kính, hay tâm cứu kính của tỉnh thức, vốn là sự trau dồi của trí tuệ thực chứng trực tiếp tánh không. Ngài nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo đảm cho sự thực tập tâm linh của chúng ta không bị ô nhiễm bởi những gì được biết như tám quan tâm trần tục (Bát Phong). Sự quan tâm thứ tám đầy năng lực phản chiếu thái độ mà trong đó sự tương tác hàng ngày của chúng ta với người khác hoàn toàn bị nhiễm ô bởi sự tự yêu mến của chúng ta. Ở trình độ vi tế, ngay cả sự bám víu hay chấp trước của chúng ta vào sự tồn tại cố hữu của mọi vật cũng được xem là một hình thức của quan tâm trần tục. Chúng ta phải bảo đảm rằng tất cả mọi sự thực tập về việc trau dồi tâm vị tha tỉnh thức hay tâm bồ đề mãi thoát khỏi bất cứ hình thức quan tâm trần tục nào, kể cả sự bám víu vi tế vào sự tồn tại cố hữu của tự thân ta hay những hiện tượng khác. Đây là tại sao sự trau dồi trí tuệ của tánh không là thiết yếu. Nói một cách tổng quát, có hai hình thức hành thiền về tánh không. Một là hành thiền giống như không gian về tánh không, vốn được đặc trưng bởi việc vắng mặt hoàn toàn hay phủ định sự tồn tại cố hữu. Thứ nữa được gọi là như huyễn – như hành thiền về tánh không. Việc hành thiền giống như không gian phải đi trước, vì không có việc thực chứng về sự vắng mặt hoàn toàn của sự tồn tại cố hữu, thì nhận thức hay thấu hiểu như huyễn về tánh không, sẽ không thể xảy ra.

Đức Dalai Lama 14
Việt dịch: Tuệ Uyển
Nguồn: Vượt qua mọi ràng buộc nhờ thấu hiểu Tánh Không