CHIA SẺ

gravering-van-een-boeddha

Để cho việc thấu hiểu như huyễn về tất cả mọi hiện tượng xảy ra. Cần phải có một tổng hợp của cả nhận thức hay quan niệm và sự phủ định, vì thế khi chúng ta nhận thức về thế giới và nối kết với nó thì chúng ta có thể nhìn mọi sự và mọi vật tương tự như huyễn. Chúng ta sẽ nhận ra rằng mặc dù mọi vật xuất hiện đến chúng ta, nhưng chúng ta trống rỗng sự tồn tại khách quan, độc lập, nội tại. Đây là vấn đề sự thấu hiểu như huyễn phát sinh như thế nào. Tác giả của Tám Đề Mục Tu Dưỡng Tâm chỉ ra rằng kết quả kinh nghiệm khi ngài viết: “nguyện cho tôi, nhận ra mọi thứ như vọng tưởng, trống rỗng sự bám víu, được thoát khỏi những ràng buộc.”

Khi chúng ta nói về việc trau dồi sự thấu hiểu như huyễn về bản chất của thực tại, thì chúng ta cần nhớ trong tâm những diễn giải khác biệt thuật ngữ “như huyễn” (illusion-like). Những trường phái Ấn Độ không Phật giáo cũng nói về bản chất hư ảo của thực tại, và có những diễn giải khác nhau trong những trường phái Phật giáo. Thí dụ, những trường phái Phật giáo hiện thực giải thích bản chất của thực tại là như huyễn trong ý nghĩa rằng, mặc dù chúng ta có xu hướng nhận thức mọi vật như thường còn, trong thực tế chúng thay đổi từng thời khắc và chính điều này cho chúng một đặc trưng như huyễn hay hư ảo.

Trong phạm vi của bài luận văn ngắn của chúng ta, bản chất như huyễn của thực tại phải được thấu hiểu như việc liên hệ đến tất cả mọi sự và mọi vật. Mặc dù chúng ta có xu hướng nhận thức chúng như sở hữu một loại bản chất hay sự hiện hữu nội tại, nhưng trong thực tế tất cả chúng trống rỗng sự tồn tại như thế. Cho nên có một sự khác biệt giữa cách mọi vật xuất hiện đến chúng ta và cách mà chúng thật sự là. Chính trong ý nghĩa này mà mọi sự và mọi vật được nói là có một bản chất như huyễn.

Đức Dalai Lama 14
Việt dịch: Tuệ Uyển
Nguồn: Như huyễn – sự khác biệt giữa cái biểu hiện và thực tại