CHIA SẺ

dalai-lama-merced-2

Quý vị có thể bắt đầu tự hỏi tại điểm này rằng, nếu tất cả mọi triết gia đồng ý rằng “tự ngã” tồn tại – bất chấp những quan điểm khác biệt của họ về vấn đề chúng thật sự như thế nào – thì vấn đề gì của việc đi vào những sự phân tích triết lý rất phức tạp này? Quý vị có thể cảm thấy rằng, bất chấp người ta tin vào sự tồn tại cố hữu của “tự ngã” hay không, thì họ vẫn có thể tiến hành những sự thực hành đạo đức của việc tránh các hành vi tiêu cực và thực hiện những hành động tích cực. Ở đây, trong phạm trù Phật giáo, tôi nghĩ thật quan trọng để có một sự thấu hiểu nào đó về ý nghĩa của việc trau dồi quan điểm về tánh không. Thánh Thiên (Aryadeva) đã chỉ ra trong Bốn Trăm Thi Kệ Trung Đạo rằng năng lực của thân thể tràn ngập khắp tất cả mọi năng lực giác quan khác, chẳng hạn như mắt, tai, và v.v…, vọng tưởng trong cũng như thế làm nền tảng cho tất cả mọi cảm giác phiền não và tư tưởng. Do thế, chỉ bằng việc xua tan vọng tưởng thì chúng ta mới có thể cắt đứt sự sanh khởi của những phiền não của tư tưởng và cảm xúc là những thứ tạo ra đau khổ cho chúng ta. Tương tự thế, trong Bổ Sung Trung Đạo, Nguyệt Xứng đã tuyên bố:

Với sự thông minh của họ, các hành giả sẽ thấy tất cả các khuyết điểm
Chẳng hạn như các phiền não, sinh khởi từ quan điểm vị kỷ;
Họ rồi sẽ nhận ra tự ngã là đối tượng của sự e ngại.
Cho nên các hành giả sẽ cố gắng để phủ nhận bản chất vị kỷ này.

Những sự trích dẫn này làm cho rõ ràng rằng chính là sự bám víu sai lầm vào tự ngã và thế giới như sở hữu một loại thực tại vĩnh viễn vốn làm nền tảng tất cả những quấy rầy tinh thần và cảm xúc của chúng ta đã làm phát sinh khổ đau. Cho nên nếu chúng ta thật sự mong muốn vượt thắng khổ đau, thì chúng ta thế nào đó phải nhổ gốc rể của rắc rối.

Đây không phải là điều gì đó mà chúng ta có thể mong ước một cách đơn giản là được; cũng không phải nó được hoàn thành bằng việc cầu nguyện, “Nguyện cho sự bám víu tự ngã này biến mất khỏi tâm tôi!” Nó cũng không phải đạt được bằng việc lắc linh và đánh trống hay bằng việc thực hiện những nghi lễ trông ấn tượng. Một tiến trình như vậy chỉ có thể được hiệu quả bằng việc trau dồi một tuệ giác chân thật vào trong cung cách mọi vật thật sự là, một tuệ giác đối kháng trực tiếp cung cách mà trong ấy tính si mê cơ bản của chúng ta nhận thức sai lầm thực tại.

Nói cách khác, chúng ta chỉ có thể bắt đầu việc xua tan những xu hướng bám víu tự ngã khi chúng ta thấy xuyên qua nhận thức vọng tưởng của chúng ta về thực tại. Thí dụ, nếu trước khi chúng ta đi vào giảng đường này thì chúng ta đã hình thành một niềm tin sai lầm rằng có một con voi nguy hiểm đang ở đây và do vậy chúng ta đã trải nghiệm sự sợ hãi và bối rối, sự sợ hãi của quý vị chỉ có thể được xua tan khi quý vị tự thấy rằng không có con voi nào trong giảng đường này. Giống như thế, việc thấy tánh không của mọi sự và mọi vật có thể cho phép chúng ta xua tan nhận thức sai lầm về việc bám víu trên chúng – kể cả tự ngã của chính chúng ta – như sở hữu một loại thực chất nội tại độc lập.

Đức Dalai Lama 14
Việt dịch: Tuệ Uyển
Nguồn: Sự cần thiết phải hiểu về tánh không để chữa trị gốc rễ của khổ đau