CHIA SẺ

 

10428511_10152131261842616_7060534780717640055_n

Tất cả những trường phái khác nhau này của Phật giáo trích dẫn một thông điệp từ kinh điển của Đức Phật, tuyên bố rằng:

Giống như chúng ta gọi điều gì đó là xe ngựa
Trong sự lệ thuộc trên tập hợp của những bộ phận của nó,
Giống như thế, chúng ta đặt danh hiệu “chúng sanh” một cách quy ước,
Trong sự lệ thuộc trên những tập hợp uẩn.

Sự diễn giải thông điệp kinh điển này khác biệt trong những trường phái khác nhau. Về một mặt, một số trường phái Phật giáo cảm thấy nhu cầu thừa nhận một bản chất bẩm sinh hay thực tế khách quan với sự vật và sự kiện, căn cứ trên sự kiện rằng những kinh nghiệm của chúng ta hiện hữu vững chắc thực tại của thế giới mà trong đó chúng ta sống và thực tế những cảm giác của chúng ta về đau khổ và sung sướng. Những trường phái này thừa nhận rằng mặc dù “tự ngã” là một cấu trúc, được quy cho trong sự lệ thuộc trên sự quy tụ của những tập hợp vật lý và tinh thần, cho nên khi chúng ta tìm kiếm một sự liên hệ chân thật của đại danh từ nhân xưng ngôi thứ nhất là “tôi” của chúng ta thì chúng ta phải thấy một căn bản thụ hưởng một cấp độ lớn hơn của thực tại. Họ nói rằng cơ sở hay thực thể này là sự tương tục của tâm ý, vốn là sự liên hệ thật sự khi chúng ta sử dụng đại danh từ nhân xưng ngôi thứ nhất “tôi” và khi chúng ta có tư tưởng “tôi là”. Do thế, họ tranh luận rằng sự tương tục của tâm ý sở hữu một cấp độ lớn hơn của thực tại hơn là những khái niệm về “tự ngã.” Cho nên những tư tưởng gia Phật giáo này diễn giải thông điệp của Đức Phật trích dẫn ở trên như có nghĩa rằng sự tồn tại của tự ngã phải được hiểu trên căn bản của những yếu tố vật lý và tinh thần.

Những tư tưởng gia Phật giáo khác, như Nguyệt Xứng (Chandrakirti), phủ nhận ý tưởng này rằng đại danh từ nhân xưng ngôi thứ nhất “tôi” có một ám chỉ thật sự một cách khách quan với bản chất bên trong. Họ lập luận cho sự thấu hiểu về sự tồn tại của mọi sự và mọi vật chỉ là một sản phẩm thuần nhân duyên – đó là, thực tại của nó chỉ có thể được nhận thức như hoàn toàn tùy thuộc vào sự phát khởi duyên sanh trên căn bản của tập họp của những nguyên nhân và điều kiện. Đối với những tư tưởng gia Phật giáo này thì tất cả sự tồn tại chỉ là một sản phẩm cấu trúc thuần danh xưng, tên gọi hay quy cho.

Đức Dalai Lama 14
Việt dịch: Tuệ Uyển
Nguồn: Quan điểm về bản ngã trong triết học Phật giáo