CHIA SẺ

minh họa

Trong nguyên bản Tây Tạng, thi kệ thứ nhất mở ra với đại danh từ thứ nhất “tôi” là người thực hiện nguyện vọng để hành động vì lợi ích của tất cả chúng sanh. Những khảo sát vào trong bản chất cá tình của con người chúng ta và của cái “tôi” này là những đối tượng quan trọng của sự thẩm vấn triết lý trong Ấn Độ cổ đại. Không cần phải nói, những trải nghiệm của chúng ta xác nhận sự tồn tại cá nhân của chúng ta. Chính là trên căn bản sự kinh nghiệm của cái “tôi” hay “tự ngã” này mà chúng ta thừa nhận những khái niệm của sự tồn tại bất giác và khả năng của việc thành tựu Giác Ngộ. Câu hỏi tiếp theo rồi thì là: “Trong ý nghĩa nào mà tự ngã hay tôi tồn tại?” Tất cả chúng ta có một cảm nhận bản năng về tự ngã; chúng ta có suy nghĩ rằng “Tôi là,” “Tôi đang làm việc này,” “Tôi ở đây,” và v.v… Nhưng nếu chúng ta tìm kiếm vị trí chính xác của cái “tôi” này trong thân thể hay tâm ý của chúng ta, chúng ta có thể thật sự tìm thấy nó không?

Một số triết gia Ấn Độ, nhận ra rằng những cấu thành tinh thần và vật chất của chúng ta – những thứ cùng với nhau làm nên sự hiện hữu con người chúng ta – là tạm thời và là đối tượng để thay đổi và tàn hoại, đã cảm thấy để thừa nhận thực tế của một tự ngã vốn là độc lập với thân thể và tâm ý. Cho nên họ thừa nhận rằng “tự ngã” chân thật của chúng ta là một nguyên tắc vĩnh cửu tồn tại một cách độc lập với thân thể và tâm ý, với những đặc trưng không thay đổi, không phân chia. Họ cảm thấy rằng nếu tự ngã được đồng nhất hóa với thân thể và tâm ý, thì điều này mâu thuẫn với khả năng trực giác tự nhiên của chúng ta về cảm nhận tự ngã của chính chúng ta. Như Pháp Xứng chỉ ra trong Thích Lượng Luận rằng, nếu chúng ta có cơ hội để thay đổi thân thể vật lý không hoàn hảo của chúng ta với thân thể hoàn hảo của một bậc thần thánh, thì chúng ta sẽ hết lòng sẵn sàng để làm sự thay dổi ấy. Điều này cho thấy rằng ngay cả trong những trực giác bẩm sinh của chúng ta về tự ngã, thì chúng ta cũng không đồng nhất hóa chính chúng ta hoàn toàn với thân thể chúng ta. Vì nếu chúng ta làm như thế, với bản năng này, hết lòng sẵn sàng về phần của chúng ta để làm sự thay đổi cũng sẽ không thể được.

Về tổng thể, những trường phái tư tưởng Phật giáo phủ nhận bất cứ khái niệm nào về “tự ngã” như một nguyên tắc vĩnh cửu tồn tại một cách độc lập với thân thể và tâm ý. Tuy nhiên, có những ý kiến khác nhau trong những trường phái Phật giáo đa dạng đối với việc xác định đúng đắn về “tự ngã.” Thí dụ, một số trường phái cho rằng “tự ngã” phải được đồng nhất với những thành phần của vật chất hay tinh thần. Vì sự tương tục của thân thể thô thiển hơn những hiện tượng tinh thần, cho nên có những cố gắng đa dạng được thực hiện bởi những trường phái khác nhau để xác định “tự ngã” trong dạng thức của sự tương tục tinh thần hay hiện tượng tinh thần. Một trường phái tư tưởng Phật giáo phủ nhận chính khái niệm của sự tồn tại bẩm sinh hay tồn tại cố hữu, ngay cả ở trình độ quy ước. Theo trường phái này, “cá nhân” được thấu hiểu là một tên gọi, mệnh danh hay danh tự đơn thuần mà thôi, và là một cấu trúc được quy cho trên căn bản của sự tích tập những thành phần vật chất và tinh thần.

Đức Dalai Lama 14
Việt dịch: Tuệ Uyển
Nguồn: Bản chất của cái tôi theo quan điểm Phật giáo Kim Cương