CHIA SẺ

Buddha1Hơn 2,500 trước, trước khi Đức Phật Thích Ca ra đời, nhiều hệ thống tâm linh và triết lý tư tưởng đã hiện hữu ở Ấn Độ. Đức Phật đã kết hợp trong giáo huấn của ngài trong một số chủ đề và thực hành với những hệ thống tư tưởng này, chẳng hạn như việc trau dồi nhất tâm để phát triển định lực, và những sự hành thiền khác nhằm mục tiêu giảm thiểu những mức độ của dính mắc. Trên căn bản này và những giáo huấn tâm linh khác, Đức Phật đã phát triển một hệ thống đặc biệt của tư tưởng và thực hành đặt trọng tâm vào tuệ giác then chốt rằng không có sự tồn tại độc lập hay một tự ngã “thật sự”. Đây là giáo lý về vô ngã, được gọi bằng tiếng Sanskrit là anatman.

Nói một cách rộng rãi, có hai loại chính trong thế giới truyền thống tâm linh ở Ấn Độ cổ đại. Một phía là những truyền thống tâm linh, trong hình thức này hay một thứ khác, giữ một niềm tin trong nhận thức về một bậc siêu nhiên hoặc thượng đế như một đấng tạo hóa thiêng liêng; trong khi phía kia là những truyền thống vốn không tán thành với khái niệm này về một thượng đế siêu nhiên. Tương tự thế, một số chấp nhận khái niệm tái sanh hay luân hồi, trong khi những phái khác không chấp nhận. Trong những trường phái chấp nhận khái niệm tái sanh hay luân hồi, một số cũng chấp nhận khả năng thành tựu giải thoát khỏi vòng luân hồi và vì vậy là khả năng mà những cá nhân có thể tìm thấy sự giải thoát tâm linh rốt ráo.

Xa hơn nữa, trong những trường phái này, một số chấp nhận khái niệm một tự ngã tồn tại vĩnh cữu (atman trong Sanskrit) trong khi những trường phái khác phủ nhận khái niệm về một tự ngã tồn tại vĩnh cữu này. Đạo Phật thuộc về loại những trường phái Ấn Độ cổ đại vốn phủ nhận bất cứ khái niệm nào về một thượng đế siêu nhiên như đấng tạo hóa. Những trường phái khác trong loại này kể cả một phân nhánh của trường phái Samkhya (Số Luận) Ấn Độ cổ truyền và Jainism (Kỳ Na giáo).

Có một sự phân phái kỳ lạ như vậy trong các truyền thống cổ đại Ấn Độ, nhiều phái đề cao sự khác biệt và, trong một số trường hợp, quan điểm triết lý và siêu hình mâu thuẫn. Câu hỏi là, tại sao điều này như vậy? Tôi nghĩ điều quan trọng để nhận ra rằng sự phân chia của những truyền thống, và đặc biệt những quan điểm siêu hình là trụ cột của những trường phái này, thật sự phản chiếu nhu cầu cho một nhóm đa dạng của những cá nhân hành giả vì sự khuây khỏa tâm linh. Điều này hóa ra chỉ ra sự phân chia nền tảng là những sự tồn tại tự nhiên trong khuynh hướng tinh thần và xu hướng tâm linh của chúng sanh hữu tình.

Bây giờ, như thế đó, khái niệm về một thượng đế siêu nhiên như một đấng tạo hóa có một tác động mạnh mẽ và cảm hứng trong đời sống của những ai tin vào đấy. Ý nghĩa rằng toàn bộ vận mạng của họ nằm trong tay của một đấng toàn năng, toàn tri và từ bi hướng dẫn họ để cố gắng thấu hiểu những việc làm và những thông điệp then chốt của đấng siêu nhiên này. Thế thì, khi họ đi đến nhận ra rằng đấng siêu nhiên này hiện thân của từ ái và bi mẫn vô hạn, thì họ cố gắng để trau dồi từ ái và bi mẫn đối với những thành viên của họ như những phẩm chất mà qua đó để biểu lộ tình thương của đấng tạo hóa của họ. Họ cũng đạt được niềm tin và ngưỡng mộ qua một cảm giác thân mật hay nối kết với tình thương này, của đấng siêu nhiên.

Mặc dù, nói siêu hình, nhưng Phật giáo phủ nhận bất cứ khái niệm nào về một đấng tạo hóa siêu nhiên, tuy một số Phật tử thật có liên hệ đến những bậc cao siêu nào đó, như nữ thần Tara, như một thực thể độc lập và thật sự có quyền lực đối với họ. Đối với những hành giả này Tara là sự nương tựa duy nhất của họ, đối tượng lớn lao hơn cả của việc tôn kính và đấng bảo vệ cùng hộ trì niềm tin của họ. điều này gợi ý rằng đó là xu hướng để tìm cầu sự nương tựa trong một nguồn gốc nội tại là điều gì đó tự nhiên một cách sâu xa cho họ như những con người.

Nhưng cũng rõ ràng rằng đối với những người khác thì khái niệm siêu hình về một đấng tạo hóa siêu nhiên là không thể chấp nhận. Câu hỏi hình thành trong tâm thức của họ, như: ai tạo ra đấng tạo hóa – nói cách khác – đấng siêu nhiên đến từ chốn nào? Và chúng ta có thể thừa nhận hay đặt vị trí cho một sự khởi thủy thật sự hay không? Con người với loại xu hướng tinh thần này tìm kiếm nơi nào khác cho những sự giải thích? Triết lý Ấn Độ cổ đại Số Luận, thí dụ thế, phù hợp với tư tưởng Phật giáo trong sự chấp nhận rằng tất cả mọi thứ và mọi sự kiện, kể cả chúng sanh hữu tình, hình thành sự hiện hữu như một kết quả của những nguyên nhân và điều kiện. Những triết gia Số Luận khẳng định một cách tự tin rằng thực tại hiện hữu ở hai trình độ:  đó là thế giới của kinh nghiệm hàng ngày, vốn được đặc trưng bởi đa dạng và phong phú; và đó là nguồn gốc của thế giới vô số này, mà họ gọi là “vật chất nguyên sơ”. Phật giáo phủ nhận lý thuyết này về thực tại, thay vì thế duy trì sự thấu hiểu rằng tất cả mọi vật và sự kiện, kể cả chúng sanh hữu tình, tồn tại đơn thuần trong sự lệ thuộc trên những tập hợp của các nguyên nhân và điều kiện.

Đạo Phật thừa nhận hai thế giới phổ thông của nhân quả: ngoại tại và nội tại. Thế giới ngoại tại của nhân quả liên hệ đến môi trường bên ngoài, chẳng hạn như toàn bộ môi trường thiên nhiên – đó là, thế giới vật chất mà trong đó chúng ta sinh sống, kể cả thân thể chúng ta. Thế giới nội tại của nhân quả cấu thành nhận thức, tri giác, cảm xúc, và tư tưởng của chúng ta, mà thông thường chúng ta mệnh danh là lãnh vực của “kinh nghiệm chủ quan.”  Cả hai thế giới của nhân quả bao gồm những yếu tố vốn tạm thời. Nói cách khác, chúng hình thành sự hiện hữu và tại một thời điểm nào đó chúng sẽ chấm dứt sự hiện hữu. Chúng ta có thể tự quán sát bản chất tạm thời này, cả hai ở trong tư tưởng và cảm xúc chúng ta cũng như trong môi trường tự nhiên của chúng ta. Khi chúng ta thấu hiểu thực tại này thì chúng ta có thể suy luận ra rằng, đối với điều gì đấy chấm dứt sự tồn tại, thì nguyên nhân của sự chấm dứt này phải xảy ra trong căn bản từng thời khắc. Không có điều gì khác có thể giải thích một cách mạch lạc cho những sự thay đổi mà chúng ta nhận thức trong một khoảng thời gian.

Nói tóm lại, quan điểm căn bản của Phật giáo với sự quan tâm đến nguồn gốc và bản chất của thực tại là mọi vật và sự kiện hình thành hoàn toàn trên căn bản của việc tập hợp các nguyên nhân và điều kiện, và tất cả những hiện tượng như vậy là tạm thời mà trong ấy chúng là đối tượng thay đổi liên tục, từng thời khắc.

Đức Dalai Lama XIV

Trích: Giáo lý chính của Đạo Phật, Nguyên bản: Principles of Buddhism, Chuyển ngữ: Tuệ Uyển