CHIA SẺ

Đức-Phật-Thích-Ca-1

Khi người khác vì lòng ganh tỵ đối xử với tôi một cách sai lầm
Với sự ngược đãi, lăng mạ, và khinh thị
Nguyện tôi tự nhận vào mình là kẻ bị thua
Và dâng tặng người khác sự chiến thắng

Câu kệ này liên hệ đến nhu cầu về phần những hành giả của tâm bồ đề để trau dồi một thái độ đặc biệt đối với những người tố cáo chống lại chúng ta vô căn cứ và những người bày tỏ sự khinh thị và ngược đãi chúng ta. Tác giả khuyên rằng chúng ta phải sẵn lòng sự thua cuộc về chính mình và hiến tặng sự chiến thắng cho kẻ khác. Tuy nhiên, điều quan trọng để thông hiểu toàn bộ phạm vi của sự thực tập này về việc nhận thua cuộc và dâng tặng sự chiến thắng cho người khác, kể cả một sự đánh giá đúng những hoàn cảnh đặc biệt dưới một sự tiếp cận khác có thể cần thiết.

Nguyên tắc phổ quát ẩn dưới lời khuyên này là những hành giả với tâm bồ đề phải luôn luôn quan tâm đến lợi ích lâu dài của những người khác, trong khi cùng lúc nghĩ đến những hậu quả tiêu cực của một diễn tiến nào đó của hành động. Thí dụ, thay vì cho phép ai đó tiếp tục thực hiện các hành động bất công có thể gây bất lợi cho cá nhân đó về lâu dài, thì do lòng từ bi thì đôi khi cần thực hiện các thao tác mạnh mẽ để dừng lại những hành vi tiêu cực này. Cho nên việc chấp nhận thua cuộc và dâng hiến sự chiến thắng không có nghĩa là chỉ cho đi hay đáp ứng với sự dửng dưng. Đúng hơn, chúng ta nên quyết tâm với tiến trình thích hợp nhất của hành động trong bất cứ mọi hoàn cảnh nào xảy ra. Vấn đề là những hành giả với tâm bồ đề không nên đơn giản hành động bốc đồng vì một cảm xúc vị kỷ, nghĩ rằng, “Nếu tôi cho phép người ấy hành động như vậy, người ấy thắng và tôi thua và vì vậy tôi phải trả thù.” Nguyên tắc hàm ý này là chủ đề của thi kệ sau đây từ Hướng Dẫn Về Lối Sống Của Bồ Tát của Tịch Thiên:

Nếu hành giả không thực hiện sự hoán đổi một cách toàn diện
Niềm hạnh phúc của người ấy với nổi khổ đau của kẻ khác
Quả Phật là không thể;
Thậm chí trong cõi luân hổi sẽ không có niềm vui.

Đức Dalai Lama 14
Việt dịch: Tuệ Uyển
Nguồn: Vượt qua sự ganh tỵ bằng Tâm Bồ đề