CHIA SẺ

Duc-Phat-chi-ban-con-duong-cai-thien-van-menh-cuc-don-gian-ma-ai-cung-lam-duoc

Khi nói chuyện với các nhà khoa học và triết học cởi mở, thì rõ ràng họ có một hiểu biết sâu sắc và khoa học và một sự công nhận về các giới hạn của kiến thức khoa học. Đồng thời có nhiều người, cả bên ngoài lẫn bên trong giới khoa học gia có vẻ tin rằng tất cả các khía cạnh của thực tại phải và sẽ rơi vào trong nội hàm của khoa học. Giả định này đôi khi được tạo ra, như là từ các tiến bộ xã hội, khoa học sẽ liên tục phát giác ra những sai lầm của các tín tưởng của chúng ta – đặc biệt là các tín ngưỡng – cho nên một xã hội thế tục giác ngộ có thể dần dần hình thành. Quan điểm này được chia sẻ bởi chủ nghĩa duy vật biện chứng Marxist, mà tôi phát hiện ra khi quan hệ với các lãnh đạo Cộng Sản Trung Hoa trong thập niên 1950 và trong khóa của tôi về tư tưởng chủ nghĩa Marx tại Tây Tạng. Trong quan điểm này, khoa học được hiểu như là việc làm phản bác nhiều luận điểm của tôn giáo, chẳng hạn như sự tồn tại của Thượng Đế, ơn trời, và linh hồn vĩnh cửu. Và trong khuôn khổ khái niệm này, mọi thứ vốn không được chứng minh hay khẳng định bởi khoa học đều bằng một cách nào đó hoặc là sai hoặc là không quan trọng. Những quan điểm như thế là các giả định triết học phản ảnh một cách hiệu lực các thành kiến siêu hình của người những lập luận của chúng. Tương tự như khi ta phải tránh chủ nghĩa giáo điều trong khoa học, thì chúng ta phải bảo đảm rằng tâm linh cũng không có cùng các giới hạn như vậy.

Khoa học đối diện với khía cạnh đó của thực tại và với kinh nghiệm nhân loại mà nó tự bổ sung bằng một phương pháp riêng biệt về sự truy cứu nhạy cảm với quan sát thực nghiệm, với định lượng và đo lường, với sự lập di lập lại, và với sự kiểm nghiệm chủ quan tương hỗ – tức là có nhiều hơn một người có khả năng lên tiếng “Vâng, tôi cũng chứng kiến cùng một sự kiện. Tôi nhận được cùng kết quả”. Vậy nên, việc nghiên cứu khoa học chính thống bị giới hạn vào thế giới vật lý, bao gồm cơ thể người, các vật thể thiên văn, năng lượng có thể đo được, và cách thức mà các cấu trúc hoạt động. Những tìm tòi thực nghiệm được tiến hành theo cách này sẽ tạo thành cơ sở cho việc thử nghiệm xa hơn và cho các tổng quát hóa mà có thể được kết hợp vào nội dung rộng lớn hơn của tri kiến. Một cách hệ quả, đây là mẫu hình hiện tại của cơ cấu khoa học. Thật rõ ràng mẫu hình này không và không thể nghiên cứu hết tất cả mọi khía cạnh của thực tại, đặc biệt là về bản chất của sự tồn tại con người. Cộng thêm vào thế giới khách quan vật chất mà khoa học là kẻ thám hiểm bậc thầy, còn có tồn tại thế giới chủ quan của các cảm giác, các xúc động, các tư tưởng, và các giá trị và ước vọng tinh thần dựa trên chúng. Nếu ta đối xử với thế giới này như là nghĩ rằng nó không có vai trò cấu thành trong sự hiểu biết về thực tại, thì ta đã đánh mất sự phong phú về sự tồn tại của chúng ta và hiểu biết của ta sẽ không thể nào toàn vẹn. Thực tế, bao gồm cả sự tồn tại của chính chúng ta, thì phức tạp hơn nhiều so với những điều mà chủ nghĩa duy vật khoa học khách quan cho phép.

Đức Dalai Lama 14
Việt dịch: Tuệ Uyển
Nguồn: Khoa học không thể giải thích hết mọi khía cạnh của kinh nghiệm sống