CHIA SẺ

đức Phật

Mặc dù tất cả những tiến trình vật chất trong này và thế kỷ vừa qua chúng ta vẫn trải nghiệm khổ đau, đặc biệt trong mối quan hệ với sự cát tường tinh thần. Trong thực tế, nếu bất cứ thứ gì, cung cách phức tạp của sự sống được tạo nên bởi sự hiện đại hóa và toàn cầu hóa đang gây ra những vấn đề mới và những nguyên nhân mới của sự bất ổn về tinh thần. Dưới những hoàn cảnh này, tôi cảm thấy rằng những truyền thống tôn giáo đa dạng có một vai trò quan trọng để hoạt động trong việc hổ trợ để duy trì hòa bình và tâm linh của sự hòa giải và đối thoại, và do thế hòa hợp và sự tiếp xúc gần gũi với nhau là cần yếu. Cho dù chúng ta là những người tín ngưỡng hay không và, trong phạm trù của những người tín ngưỡng, cho dù chúng ta giữ niềm tin này hay kia, thì chúng ta phải tôn trọng tất cả mọi truyền thống. Điều đó là rất quan trọng. Tôi luôn luôn nói với những người ở những xứ sở không phải Phật giáo rằng tín đồ của những tôn giáo khác nên giữ truyền thống của chính họ. Thay đổi tôn giáo không dễ dàng, và mọi người có thể gặp phải rắc rối như một kết quả của sự hoang mang. Cho nên thật an toàn hơn để giữ truyền thống của chính mình, trong khi tôn trọng tất cả mọi tôn giáo. Tôi là Phật tử – đôi khi tôi diễn tả chính mình như một Phật tử trung thành – nhưng cùng lúc, tôi tôn trọng và ngưỡng mộ hoạt động của những bậc nổi tiếng của các truyền thống khác như Chúa Giê-su Ki-tô. Một cách căn bản, tất cả mọi truyền thống tôn giáo đã đóng góp vô vàn cho nhân loại và tiếp tục làm như vậy, và thế ấy đáng để chúng ta tôn trọng và ngưỡng mộ. Khi chúng ta quán chiếu sự đa dạng của những truyền thống tôn giáo trên hành tinh này thì chúng ta có thể thấu hiểu rằng mỗi tôn giáo trình bày những nhu cầu đặc thù của loài người, vì có rất nhiều sự khác biệt trong thiên hướng tinh thần và tâm linh của loài người. Tuy thế, một cách cơ bản, tất cả mọi truyền thống tâm linh biểu lộ cùng chức năng, vốn là để giúp chúng ta thuần hóa thể trạng tinh thần, vượt thắng những tiêu cực của chúng ta và hoàn thiện tiềm năng nội tại của chúng ta. Trong trường hợp của Phật giáo, một cách lịch sử những trường phái triết lý khác nhau đã tiến triển như Tỳ Bà Sa, Độc Lập Biện Chứng Phái (Svatantrika), Duy Thức tông, Trung Quán tông. Những trường phái này không chỉ đề cao sự khác biệt mà thường có giáo lý mâu thuẫn nhau, hướng đến những cuộc tranh luận mãnh liệt giữa những đối thủ. Tuy vậy, tất cả họ cùng theo một vị thầy, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, và trích dẫn những nguồn gốc kinh điển có thẩm quyền để xác nhận sự hiểu biết của họ về giáo huấn của ngài. Đối với những người Phật tử chúng ta, những gì điều này biểu hiện là tầm quan trọng vô vàn mà chính Đức Phật đã đặt trên việc nhận ra những đa dạng của nhu cầu, thiên hướng, tính khí trong những tín đồ của ngài, đã khiến ngài dành ưu tiên hơn đối với những nhu cầu hơn là trình bày một quan điểm thống nhất của giáo thuyết về những vấn đề then chốt. Bài học mà chúng ta phải thấy từ điều này là những điểm cốt tủy của giáo huấn tâm linh là sự thích ứng của chúng đối với nhu cầu của những trường hợp cá nhân.

Đức Dalai Lama 14

Việt dịch: Tuệ Uyển

Nguồn: Sự đa dạng của các truyền thống tôn giáo và tầm quan trọng của việc tôn trọng sự khác biệt