CHIA SẺ

images2634419_8

Về bản chất, bản văn ngắn với tựa đề Tám Đề Mục Tu Dưỡng Tâm trình bày những sự thực tập của việc trau dồi cả tâm bồ đề quy ước, hay nguyện vọng vị tha để thành tựu Quả Phật vì lợi ích của tất cả chúng sanh, và tâm bồ đề cứu kính, tuệ giác thậm thâm với bản chất tối hậu của thực tại hay “tâm cứu kính của Giác Ngộ.” Bảy thi kệ đầu trình bày những sự thực tập liên hệ đến tâm bồ đề quy ước trong khi thi kệ cuối trình bày những sự thực tập liên hệ đến tâm cứu kính của tỉnh thức. Trong tác phẩm cổ điển của ngài về triết lý Trung Quán tựa đề Bổ Sung Trung đạo, đạo sư Ấn Độ là Chandrakirti (Nguyệt Xứng) so sánh lẽ thật quy ước (thế đế) và lẽ thật cứu kính (chân đế) với hai cánh của một con chim bay ngang bầu trời. Trong cùng cách, ngài cho rằng, chúng ta có thể vượt qua khoảng cách rộng lớn của thực tại bằng phương tiện của hai tâm tỉnh thức này. Luận điểm mà ngài đang nói là xu hướng tối hậu của một hành giả Phật giáo là đạt đến Quả Phật, vốn là hiện thân của hai hoàn thiện – thân chân thật của Phật (pháp thân) và thân hình tướng (sắc thân); và chính là qua sự hợp nhất của những tâm tỉnh thức này mà chúng ta có thể thành tựu thể trạng hoàn thiện này.

Căn bản thật sự của pháp thân (thân chân thật của Phật) là tâm trí tuệ của Phật. Điều này được diễn tả trong kinh luận như thể trạng toàn giác của tâm với đặc trưng kép (dual character) của một tuệ giác thậm thâm vào trong bản chất tối hậu thực tại của mọi vật, trong khi cùng lúc nhận thức sự đa dạng của thực tại quy ước trong toàn thể của nó. Vì đó là bản chất của pháp thân, con đường đưa đến sự thành tựu của nó chia sẻ những đặc trưng phù hợp với đối tượng tối hậu này. Con đường này là sự trau dồi lâu dài của tuệ giác vào trong tánh không, là điều vốn có thể cho chúng ta vượt lên tất cả những sự giới hạn của sự tạo tác nhận thức.

Hiện thân thứ hai của sự Giác Ngộ của Đức Phật là sắc thân hay thân hình tướng của ngài, qua sắc thân này ngài mang lấy những hình tướng đa dạng nhằm để làm lợi ích cho chúng sanh. Con đường chia sẻ những đặc trưng phù hợp với phương diện này của sự Giác Ngộ của Đức Phật một cách chính yếu là việc trau dồi tâm bồ đề, xu hướng vị tha để đạt đến Quả Phật vì lợi ích của vô lượng chúng sanh. Xu hướng vị tha này phải được đặt nền tảng trên một lòng từ bi mạnh mẽ với nguyện vọng giải thoát tất cả chúng sanh khỏi khổ đau. Với xu hướng vị tha này như một động cơ, chúng ta dấn thân vào sự thực tập trong sáu ba la mật. Sự kết hợp của hai nhân tố này của con đường – phương tiện thiện xảo, chẳng hạn như tâm bồ đề và lòng từ bi, và khía cạnh trí tuệ, vốn đòi hỏi việc trau dồi tuệ giác vào trong tánh không – đưa đến việc hoàn thành mục tiêu tâm linh cứu kính của chúng ta, được gọi là thành tựu Quả Phật.

Thật thiết yếu rằng hai phương diện này của con đường tu tập được kết hợp một cách hoàn hảo, vì chúng bổ sung và tăng cường cho nhau. Thí dụ, việc làm sâu sắc sự thông hiểu của chúng ta về tánh không có một năng lực vô biên để tăng cường cảm giác thấu cảm bản chất của chúng ta đối với những chúng sanh khác và vì thế làm phát sinh lòng từ bi mạnh mẽ hơn. Tương tự thế, làm mạnh lòng từ bi của chúng ta có thể xúc tiến việc tích lũy phước đức của chúng ta, là thứ làm cho dễ dàng hơn cho việc làm sâu sắc hơn sự thông hiểu về tánh không của chúng ta. Cho nên chúng ta có thể thấy vấn đề hai phương diện này của con đường bổ sung cho nhau như thế nào.

Trong Phật giáo, khi chúng ta nói về việc đạt được những trình độ sâu hơn và sâu hơn về việc thực chứng tâm linh, thì điều này cũng hàm ý một sự vượt thắng tiến triển phù hợp với những trình độ đa dạng của những chướng ngại hay ô nhiễm tinh thần. Những giai đoạn khởi đầu của những sự thực tập tâm linh của chúng ta cho phép chúng ta tạm thời áp đảo những thúc đẩy tiêu cực và trong cách này giúp để giảm thiểu năng lực của chúng. Cuối cùng, qua sự thực hành liên tục, thì chúng ta có thể loại trừ hoàn toàn những nhiễm ô này. Tiến trình của việc vượt thắng những phiền não của chúng ta đi cùng với việc đạt được những trình độ cao hơn của thực chứng. Trong thực tế, khi chúng ta nói về việc đạt được những trình độ cao hơn của thực chứng trong Phật giáo thì chúng ta đang nói một cách chính yếu về những tiến trình mà qua đó trí và tuệ chúng ta sâu sắc hơn. Thật sự thì khía cạnh trí tuệ vốn cho phép những hành giả đi từ trình độ này đến trình độ cao hơn trên con đường của sự tích lũy, con đường của sự chuẩn bị, con đường của tuệ giác, con đường của thiền tập, và con đường không còn học nữa.

Đức Dalai Lama 14

Việt dịch: Tuệ Uyển

Nguồn: Việc kết hợp hai phương diện của con đường tu tập trong Phật giáo