CHIA SẺ

đức Phật

Tôi có thể nói với quý vị một câu chuyện gần đây hơn để làm sáng tỏ điểm này. Đại thiền giả của Đại Toàn Thiện Tây Tạng thế kỷ 19 là Dza Patrul Rinpoche luôn luôn thể hiện cung cách xử sự một cách khiêm tốn chân thật. Vào một lần, khi ngài đang truyền truyền một khóa giảng dạy cho một đám đông học trò, thì ngài cảm thấy một lòng khao khát mãnh liệt cho sự tĩnh mịch. Cho nên một ngày nọ, ngài lặng lẽ rời nơi thường trú và biến mất, ăn mặc như một người hành hương bình thường và mang theo một cây gậy và rất ít đồ dùng. Khi ngài đến một trang trại du mục, ngài xin ở một vài ngày với một trong những gia đình ở đó. Trong khi ở đó với họ, bà chủ gia yêu cầu ngài đọc một vài kinh luận và vì ngài chỉ giống như một khách hành hương bình thường, để đền đáp lại cho thực phẩm và chỗ ở, bà yêu cầu ngài giúp làm việc nhà, trong đó bao gồm cả việc vứt bỏ những thứ bên trong chiếc nồi trong buồng của bà ấy.

Một ngày, trong khi đang ở tại trại du mục làm những việc ấy, một trong những tu sĩ môn hạ của ngài ăn mặc đường hoàng đã đến để tìm ngài. Khi bà chủ gia nghe diễn tả về ngài, bà bỗng chợt nhận ra đây là người mà bà đã yêu cầu làm việc vứt bỏ những thứ bên trong chiếc nồi trong buồng của bà ấy. Người ta nói rằng bà ấy đã rất xấu hổ và bỏ chạy! Thật là một sự khiêm tốn của vị thầy lớn với hàng nghìn môn nhân.

Tuy thế, những hành giả lớn này của xu hướng vị tha cũng sở hữu một lòng can đảm vô hạn đặt nền tảng trong sức mạnh nội tại thật sự. Thí dụ, Dromtönpa, người học trò chính của Atisha, là một mẫu mực của lòng khiêm tốn và là một người rất từ bi. Nhưng ngài có thể dừng lại thật sự và vững vàng, kể cả trong mối quan hệ với thầy của ngài. Nếu Atisha tình cờ nói ra suy nghĩ của mình một cách tự nhiên, thì Dromtönpa sẽ không ngần ngại cảnh báo ngài. Như được nói ngay cả một lần nọ, Atisha phàn nàn học trò của ngài, nói rằng, “Nếu tôi không thể làm việc này và tôi không thể làm việc nọ, thì tại sao tôi ở đây trong xứ Tây Tạng này?” Có lẽ tôi nên trở lại Ấn Độ.” Sự phối hợp của một sự trống vắng hoàn toàn tự phụ tuy thế sở hữu chiều sâu vĩ đại của can đảm là những gì đòi hỏi một hành giả chân thật của tâm bồ đề, tâm vị tha của Giác Ngộ.

Đức Dalai Lama 14
Việt dịch: Tuệ Uyển
Nguồn: Những câu chuyện về sự khiêm cung và can đảm