CHIA SẺ

Duc-Phat-chi-ban-con-duong-cai-thien-van-menh-cuc-don-gian-ma-ai-cung-lam-duoc

Vô thường là một kết quả khác của nhân quả. Với vô số những nguyên nhân và kết quả được cho trước, không gì có thể tồn tại vĩnh viễn và không có nguyên nhân nào. Khái niệm này dẫn tới một điều thường gây nhiều hiểu nhầm trong văn học Phật giáo liên quan đến “tính không”. Đó là một cách nói tắt của “Không có một vật nào tồn tại tự thân”; tức là không có nguyên nhân, không hoàn toàn độc lập. Điều đó có thể được diễn tả một cách khác: Điều duy nhất tồn tại là những quá trình hoạt động trong một mạng lưới nhân quả. Con người biết điều đó là đúng nhưng không thích nó; họ thích những trạng thái thỏa mãn vĩnh cửu hơn.

Nhiều nhà lãnh đạo kinh doanh cũng mắc sai lầm như vậy. Họ cố định mục tiêu và đối tượng, và hy vọng rằng khi đạt được những điều đó, họ sẽ có được trạng thái thỏa mãn vĩnh cửu. Đó là điều không thể. Mọi mục tiêu đều là những cái đích đang di động.

Các nhà lãnh đạo và những người khác phải nhận ra. rằng vô số diễn biến sẽ xuất hiện khiến họ không thể đạt được một mục tiêu mãn nguyện luôn ổn định mà không có sự thay đổi nào. Tất cả chúng ta đều phải đối diện với thực tại và phải tiến hành nhiều thay đổi. Đó là một trong những thách thức lớn nhất của xã hội hiện nay: làm sao giải quyết được mức độ thay đổi ngày càng tăng. Thậm chí các công ty đã từng thành công trong nhiều năm qua cũng sẽ không tiếp tục thành công mãi mãi.

Đức Dalai Lama 14 và Laurens Van Den Muyzenberg
Việt dịch: Trịnh Đức Vinh
Trích: Lãnh Đạo Tỉnh Thức, NXB: Văn hóa dân tộc