CHIA SẺ

2014.05.15_His Holiness the 14. Dalai Lama's Visit to Frankfurt, Germany. 2014_FotoManuelBauer.

Trong cái nhìn của tôi, thì chúng ta đã tạo nên một xã hội mà trong đó chúng ta thấy ngày càng khó hơn để biểu lộ tình cảm căn bản cho nhau. Thay cho cảm nhận cộng đồng và quan hệ, thứ mà chúng ta thấy một sự trấn an như vậy của những xã hội giàu có (và nói chung là nông thôn), chúng ta thấy một cấp độ cao của cô độc và xa lánh. Mặc dù thật sự là hàng triệu người sống gần gũi với nhau, nhưng dường như rằng nhiều người, đặc biệt trong những người già, không có ai để nói chuyện ngoài những con thú của họ. Xã hội kỹ nghệ hiện đại thường làm tôi chú ý giống như là một bộ máy khổng lồ tự đẩy tới. Thay vì con người phụ trách, thì mỗi cá nhân là một thành phần nhỏ bé, không đáng kể không có lựa chọn nào khác hơn là chuyển động khi bộ máy chuyển động.

Rõ ràng, lý do quan trọng cho sự hết lòng của xã hội hiện đại với tiến trình vật chất là sự rất thành công của khoa học và kỹ thuật. Bây giờ, điều kỳ diệu về những hình thức này của nỗ lực con người là chúng mang đến sự hài lòng ngay tức thời. Không như sự cầu nguyện, các kết quả phần lớn là không thấy – nếu thật sự việc cầu nguyện hoàn toàn có tác dụng. Và chúng ta ấn tượng bởi những kết quả. Điều gì bình thường hơn? Bất hạnh thay, sự tận tâm này khuyến khích chúng ta cho rằng những chìa khóa cho sự hạnh phúc là sự cát tường vật chất về một mặt và năng lực được trao bởi kiến thức về mặt khác. Và trong khi rõ ràng rằng với bất cứ người nào với tư tưởng thành thục này rằng chìa khóa cho sự hạnh phúc là sự cát tường về vật chất thì không thể tự mang đến hạnh phúc cho chúng ta, điều tiếp theo thì càng tệ hơn. Nhưng sự thật là, kiến thức không thôi không thể cung ứng hạnh phúc vốn xuất hiện từ sự phát triển nội tại chứ không liên hệ đến những nhân tố ngoại tại. Thực tế, mặc dù kiến thức rất chi tiết và đặc thù của những hiện tượng ngoại tại là một thành tựu vô biên, nhưng sự thúc đẩy để giảm thiểu, thu hẹp để theo đuổi nó, còn lâu mới mang lại hạnh phúc cho chúng ta có thể thật sự là nguy hiểm. Nó có thể làm cho chúng ta xa rời thực tế rộng lớn hơn của kinh nghiệm con người, và trong đặc thù, sự lệ thuộc của chúng ta với những người khác.

Chúng ta cũng cần nhận ra những gì xảy ra khi chúng ta lệ thuộc quá nhiều vào những thành tựu ngoại tại của khoa học. Thí dụ, như ảnh hưởng của những sự suy đồi tôn giáo, có sự gia tăng bối rối liên quan đến vấn đề chúng ta điều khiển mình trong cuộc sống như thế nào. Trong quá khứ, tôn giáo và đạo đức hòa quyện vào nhau. Bây giờ, nhiều người, tin tưởng rằng khoa học đã “bác bỏ” tôn giáo, cho nên họ càng kiêu ngạo hơn rằng bởi vì không có những bằng chứng cuối cùng nào cho bất cứ thẩm quyền của tâm linh nào, thì đạo đức tự nó phải là một vấn đề ưu tiên của cá nhân. Và trái lại trong quá khứ, những nhà khoa học và triết học cảm thấy một nhu cầu thúc ép để tìm ra những nền tảng cụ thể mà trên đó thiết lập những luật lệ bất biến và những lẽ thật tuyệt đối, thì bây giờ loại tìm kiếm như vậy là vô ích. Như một kết quả, chúng ta thấy một sự đảo ngược hoàn toàn, hướng đến cực đoan đối kháng, nơi mà không có gì tuyệt đối tồn tại nữa, nơi mà thực tại tự nó bị đặt câu hỏi. Điều này chỉ dẫn đến hỗn loạn.

Nói như vậy, tôi không có ý phê phán nỗ lực của khoa học. Tôi đã biết rất nhiều từ việc chạm trán với những nhà khoa học, và tôi thấy không có trở ngại gì để dấn thân trong việc đối thoại với họ ngay cả khi quan điểm của họ là một thứ chủ nghĩa vật chất. Thực tế, cho đến khi mà tôi có thể nhớ, thì tôi đã rất hào hứng bởi cái nhìn sâu sắc của khoa học. Như một đứa trẻ, có một thời khi mà tôi đúng là quan tâm hơn trong việc tìm hiểu về cơ cấu của một máy chiếu phim cũ mà tôi thấy trong kho của cung điện mùa hè của Đức Dalai Lama hơn là những bài học tôn giáo và học thuật. Sự quan tâm của tôi đúng hơn là chúng ta có thể bỏ qua những giới hạn của khoa học. Trong việc thay thế tôn giáo như là nguồn cuối cùng của kiến thức trong sự đánh giá thông thường, thì khoa học bắt đầu nhìn tự nó hơi giống như một loại tôn giáo khác. Với điều này đi đến một hiểm họa tương tự trên phần của một điều gì đó của những môn đồ của nó của một niềm tin mù quáng trong những nguyên lý của nó, và, một cách tương ứng, không bao dung những quan điểm loại trừ lẫn nhau. Tuy nhiên, sự hất cẳng tôn giáo đã xảy ra là không có gì ngạc nhiên cho những thành tựu ngoại lệ của khoa học. Ai mà không ấn tượng về năng lực của chúng ta đã đưa con người đặt chân lên mặt trăng? Nhưng vấn đề tồn tại rằng, thí dụ nếu chúng ta đi đến một nhà khoa học nguyên tử và nói, “tôi đang đối diện một vấn đề khó xử, tôi nên làm gì?” người ấy có thể chỉ lắc đầu và đề nghị chúng ta tìm nơi nào khác cho câu trả lời. Nói một cách tổng quát, một nhà khoa học có một vị trí không hơn gì một luật sư trong trường hợp này. Vì trong khi cả khoa học và luật học có thể giúp chúng ta dự báo trước hậu quả có thể có trong các hành động của chúng ta, nhưng không thể nói vấn đề chúng ta phải làm thế nào trong một ý nghĩa đạo đức. Hơn thế nữa, chúng ta cần nhận ra những giới hạn của khoa học trong chính câu hỏi. Thí dụ, mặc dù chúng ta đã nhận thấy ý thức con người hàng thiên niên kỷ, và mặc dù nó đã là chủ đề của sự thẩm tra suốt chiểu dài của lịch sử, mặc cho những nỗ lực tối đa của các nhà khoa học thì họ vẫn không thấu hiểu nó thật sự là gì, hay tại sao nó tồn tại, nó thể hiện chức năng như thế nào, hay bản chất cơ bản của nó là gì. Khoa học không thể nói với chúng ta nguyên nhân căn bản của ý thức là gì, cũng không thể nói những ảnh hưởng của nó là gì. Dĩ nhiên, ý thức thuộc về loại hiện tượng không có hình tướng, vật chất hay màu sắc. Nó không dễ bị khảo sát bởi những phương tiện ngoại tại. Nhưng điều này không có nghĩa là những thứ như vậy không tồn tại, chỉ đơn thuần khoa học thì không thể tìm thấy chúng.

Do vậy, chúng ta có nên từ bỏ những thẩm tra của khoa học trên cơ sở đã làm chúng ta thất vọng không? Chắc chắn là không. Cũng không có nghĩa là tôi cho rằng mục tiêu cho sự thịnh vượng vì tất cả chúng ta là vô giá trị. Do bởi bản chất của tất cả chúng ta, những kinh nghiệm thân thể và vật lý đóng một vai trò ưu thắng trong đời sống của chúng ta. Những thành tựu của khoa học và kỹ thuật rõ ràng phản chiếu mong muốn của chúng ta đạt được một sự tồn tại tốt đẹp hơn và thoải mái hơn. Điều này là rất tốt. Ai mà không vỗ tay ca ngợi cho nhiều tiến bộ của y dược hiện đại?

Đức Dalai Lama 14

Việt dịch: Tuệ Uyển

Nguồn: Tìm Kiếm Hạnh Phúc Của Con Người