CHIA SẺ

69766399_2390189927968892_1566959886699331584_n

Tôi là một người tương đối mới đến với thế giới hiện đại. Mặc dù tôi đào thoát khỏi quê hương tôi lâu rồi từ năm 1959, và mặc dù đời sống của tôi từ lúc đó như một người tị nạn tại Ấn Độ đã đưa tôi tiếp xúc gần hơn với xã hội đương thời, nhiều năm của tôi phần lớn bị cắt rời khỏi những thực tế của thế kỷ hai mươi. Điều này là bởi vì tôi được chỉ định như Đức Đạt Lai Lạt Ma. Tôi đã trở thành tu sĩ vào lúc rất sớm. Nó cũng phản chiếu sự kiện rằng những người Tây Tạng đã chọn lựa – một cách sai lầm theo tôi thấy – duy trì sự cô lập phía sau những rặng núi cao vốn bị tách rời xứ sở chúng tôi với thế giới còn lại. Tuy nhiên, ngày nay, tôi đã du hành rất nhiều, và đó cũng là may mắn của tôi khi được gặp những người mới mẻ một cách liên tục.

Hơn thế nữa, những con người của tất cả mọi tầng lớp của cuộc sống đến gặp tôi. Rất nhiều – đặc biệt những người cố gắng thực hiện một nỗ lực để du lịch đến vùng đồi núi Ấn Độ ở Dharamsala nơi tôi sống lưu vong đến để tìm kiếm điều gì đó. Giữa những người này là những người bị bệnh ung thư và AIDS. Rồi thì, dĩ nhiên, là những đồng bào Tây Tạng với những câu chuyện khốn khó và khổ đau. Bất hạnh thay, nhiều người có những mong ước không thực tế, cho rằng tôi có năng lực để chữa bệnh hay tôi có thể ban cho một loại phước lành nào đó. Nhưng tôi chỉ là một con người bình thường. Điều tốt nhất mà tôi có thể làm là cố gắng để giúp đỡ họ bằng việc chia sẻ trong sự khổ đau của họ.

Về phần tôi, việc gặp gỡ với vô số người khắp thế giới và từ mọi tầng lớp của cuộc sống nhắc nhở tôi về căn bản giống nhau của chúng ta như những con người. Thực tế, càng thấy thế giới nhiều hơn, thì càng trở nên rõ ràng hơn rằng bất chấp hoàn cảnh chúng ta là gì, cho dù chúng ta giàu hay nghèo, có học vấn hay không, chủng tộc, giới tính, tôn giáo này hay kia, thì tất cả chúng ta đều khao khát được hạnh phúc và không muốn khổ đau. Mọi mục tiêu của hành động chúng ta, trong ý nghĩa của cả cuộc đời chúng ta, chúng ta lựa chọn để sống như thế nào trong phạm trù của những giới hạn bắt buộc bởi những hoàn cảnh của chúng ta, có thể được thấy như câu trả lời của chúng ta đến câu hỏi lớn đối diện tất cả chúng ta: “Làm sao tôi được hạnh phúc?”

Chúng ta kiên trì trong nhu cầu lớn cho hạnh phúc, dường như đối với tôi, là bằng hy vọng. Chúng ta biết, ngay cả nếu chúng ta không thừa nhận nó, thì không thể có gì bảo đảm cho một đời sống hạnh phúc hơn, tốt đẹp hơn là cuộc sống mà chúng ta có hiện tại. Như một thành ngữ cổ của Tây Tạng nói, “Cuộc sống kế hay ngày mai – chúng ta không bao giờ chắc chắn điều nào đến trước.” Nhưng chúng ta hy vọng để tiếp tục sống. Chúng ta hy vọng rằng qua hành động này hay nọ chúng ta có thể mang đến hạnh phúc. Mọi thứ chúng ta làm không chỉ như những cá nhân mà cũng trên cấp độ của xã hội, có thể được thấy trong dạng thức nguyện vọng căn bản này. Thực tế, nó là một điều được tất cả mọi chúng sanh chia sẻ. Khát vọng hay xu hướng hạnh phúc và không bị khổ đau được biết là không giới hạn. Đó là bản chất của chúng ta. Như thế ấy, không cần biện minh và được xác thực bởi sự kiện đơn giản là chúng ta muốn điều này một cách tự nhiên và đúng đắn.

Và điều này là chính xác với những gì chúng ta thấy trong xứ sở của chúng ta cả giàu và nghèo. Mọi nơi, bằng mọi phương tiện không thể tưởng tượng được, mọi người đang cố gắng để cải thiện đời sống của họ. Tuy nhiên một cách lạ lùng, ấn tượng của tôi là những người đang sống trong những xứ vật chất phát triển, đối với tất cả kỹ nghệ của họ, thì trong những cách nào đó kém hài lòng, ít hạnh phúc và một số khổ sở hơn những người sống ở những nước kém phát triển hơn. Thực tế, nếu chúng ta so sánh người giàu với người nghèo, thì thường thấy rằng những người không có gì, trong thực tế ít băn khoăn lo lắng hơn, mặc dù họ bệnh tật với những đau đớn khổ sở của thân thể. Đối với những người giàu, trong khi số ít biết sử dụng sự giàu có của họ một cách thông minh, phải nói là, không sống trong sự xa hoa mà biết chia sẻ nó với những người cần thiết – nhiều người không làm như vậy. Họ bị nhiễm quá nhiều với ý tưởng đòi hỏi hơn nữa rằng họ không có chỗ cho điều gì khác trong cuộc sống của họ. Trong sự miệt mài của họ, thì họ thật sự đánh mất giấc mơ của hạnh phúc, vốn với sự giàu có cung cấp. Như một kết quả, họ liên tục bị dày vò, bị giằng co giữa nghi ngờ về những gì có thể xảy ra và hy vọng có thêm nữa, và nổi khổ đau bệnh tật tinh thần và cảm xúc – mặc dù bên ngoài họ trông có vẻ hoàn toàn thành công và cuộc sống thoải mái. Điều này cho thấy rằng cả bởi cấp độ cao và bởi những quấy rầy phổ biến giữa những người ở những xứ phát triển vật chất về băn khoăn, bất toại, chán nản, không chắc chắn và căng thẳng. Hơn thế nữa, sự đau khổ nội tại này rõ ràng bị nối kết với sự lớn mạnh mơ hồ của những gì cấu thành một cách đạo đức và nền tảng của chúng là gì.

Tôi thường được nhắc lại nghịch lý này khi tôi ra ngoại quốc. Nó thường xảy ra khi tôi đến một xứ sở mới, ban đầu mọi thứ dường rất hài lòng, rất xinh đẹp. Mọi người tôi gặp gỡ rất thân mật. Không có gì để phàn nàn. Nhưng sau đó, ngày qua ngày khi tôi lắng nghe, tôi đã nghe những rắc rối của con người, sự quan tâm và lo lắng của họ. Ở dưới bề mặt, rất nhiều người cảm thấy không dễ dàng và không hài lòng với cuộc sống của họ. Họ trải nghiệm cảm giác cô lập; rồi theo đó là căng thẳng. Kết quả là không khí rắc rối như vậy vốn là một đặc trưng của thế giới phát triển.

Nghịch lý này nhờ đó nội tại – hay chúng ta có thể nói một cách tâm lý và cảm xúc – đau khổ thì rất thường thấy giữa sự dồi dào vật chất rõ ràng hiện hữu khắp nhiều nước phương Tây. Thực tế, nó cũng rất rộng rãi mà chúng ta có thể tự hỏi có điều gì đó trong nền văn hóa phương Tây vốn đưa đến những người sống ở đó đến những loại khổ đau như vậy. Điều này tôi nghi ngờ. Rất nhiều yếu tố đã liên hệ. Một cách rõ ràng, tự sự phát triển vật chất đóng một vai trò hoạt động. Nhưng chúng ta cũng có thể nêu ra sự đô thị hóa gia tăng của xã hội hiện đại, nơi mà những sự tập trung cao độ của những con người sống gần gũi với nhau. Trong phạm vi này, cho rằng ở nơi sự lệ thuộc của chúng ta với nhau để hỗ trợ nhau, thì ngày nay, bất cứ nơi nào có thể, thì chúng ta có xu hướng nương tựa máy móc và những sự phục vụ. Trái lại trước đây, những người nông dân sẽ kêu gọi tất cả những thành viên trong gia đình để giúp đỡ với việc thu hoạch, ngày nay chỉ đơn giản là gọi những công ty làm việc ấy. Chúng ta thấy cuộc sống hiện đại được tổ chức như vậy vì thế nó chỉ đòi hỏi sự lệ thuộc rõ ràng tối thiểu có thể với những người khác. Khát vọng phổ quát nhiều hơn hay ít hơn dường như đối với mọi người là sở hữu ngôi nhà của chính họ, chiếc xe của chính họ, máy tính của chính họ và nhằm để như là độc lập như có thể. Điều này là tự nhiên và có thể hiểu được. Chúng ta cũng có thể chỉ ra sự gia tăng việc tự quản – tự do ý – chí mà mọi người thích thú như một kết quả tiến bộ trong khoa học và kỹ thuật. Trong thực tế, có thể là ngày nay chúng ta độc lập hơn bao giờ hết. Nhưng với những sự phát triển này, cũng phát sinh một cảm giác rằng tương lai của tôi sẽ không lệ thuộc vào hàng xóm của tôi mà đúng hơn là nghề nghiệp của tôi, nhất là, chủ nhân của tôi. Điều này hóa ra là khuyến khích chúng ta cho rằng những người khác không quan trọng cho hạnh phúc của tôi, hạnh phúc của họ là không quan trọng đối với tôi.

Đức Dalai Lama 14

Việt dịch: Tuệ Uyển

Nguồn: Tìm Kiếm Hạnh Phúc Của Con Người