CHIA SẺ

Duc-Phat-chi-ban-con-duong-cai-thien-van-menh-cuc-don-gian-ma-ai-cung-lam-duoc

Với bất cứ sự tu tập tâm linh hay hoạt động tinh thần nào, chúng ta cần phải tập trung. Biết cách tập trung làm tâm thức chúng ta mạnh mẽ, trong sáng và tĩnh lặng. Sự tập trung bảo vệ trí huệ bên trong của chúng ta, giống như ngọn lửa nến được chắn gió.

Với đạo Phật, việc tập trung trên một đối tượng với ý nghĩa tâm linh sẽ phát sinh năng lực tích cực, những ban phước và nghiệp thiện. Tuy nhiên chúng ta có thể tu tập tâm trí để tập trung bằng việc thực hành một cách đức hạnh trên bất cứ việc gì, hoặc là đối tượng thuộc vật chất hay hình ảnh tâm thức mà không kể nó có ý nghĩa tâm linh hay không.

Tu tập Phật giáo để làm mạnh sự tập trung gồm hai phương pháp: bên trong và bên ngoài. Phương pháp bên trong là tập trung trên thân thể mình, chẳng hạn nhìn thân mình dưới dạng bổn tôn hay một thân bằng xương thịt. Chúng ta cũng có thể chú tâm trên những yếu tố của thân như hơi thở, hay với một thân dưới dạng thanh tịnh như ánh sáng hay hỷ lạc. Phương pháp bên ngoài là tập trung trên những hình tượng, cõi “tịnh độ” của Phật, hay những quán tưởng khác.

Nếu chúng ta không tập trung tâm trí, cho dù thực hành nhiều năm cũng chỉ mang lại một ít nội quán, dù cho có những phước đức của tinh tấn. Ngài Shantideva nhắc chúng ta:

Đức Phật, Người đã thấu rõ chân lý đã nói:

“Mọi tụng niệm và tu hành khổ hạnh

Dù con thực hành trong một thời gian dài,

Nếu con làm chúng với một tâm lang thang,

Sẽ mang lại ít kết quả.”

Bước đầu trong việc phát triển sự tập trung là đem tâm lộn xộn không ngưng nghỉ trở lại thực tế. Trong những bài tập chữa lành được giới thiệu sau này, chúng ta sẽ thấy một số kỹ thuật để tập trung tâm thức phân tán hầu có thể cải thiện khả năng thiền định cũng như quan điểm cảm tính của mình.

Một khi chúng ta cảm thấy được đặt nền về mặt tâm thức chúng ta có thể tập trung sâu hơn. Đôi khi những thiền giả có kinh nghiệm thực hành mài dũa sự tập trung của họ bằng cách quán tưởng một ống dài và hẹp rồi dùng trí tưởng tượng nhìn xuyên qua nó. Có những bài tập tâm thức khác liên quan đến việc tập trung vào một điểm nhỏ thay vì một hình ảnh lớn.

Nếu chúng ta cần tiếp tục tập trung, đánh thức tâm hay làm cho sắc bén các giác quan, chúng ta phải chú tâm vào việc phát triển kỷ luật tâm thức. Tuy nhiên, tâm ta thường quá phân biệt và nhạy cảm. Nếu cảm thấy tâm trí bị đè nén hay mắc kẹt, tốt nhất không nên tự ép mình phải tập trung. Những người cảm thấy bị đè nặng bởi căng thẳng và lo nghĩ có thể thấy rất sự dễ chịu bằng việc mở rộng tỉnh giác của họ thay vì chú tâm theo một kiểu tập trung.

Tulku Thondup Rinpoche

Việt dịch: Tuệ Pháp

Trích: Năng lực chữa lành của Tâm – Nhà xuất bản Thiện Tri Thức, Hà Nội