CHIA SẺ

GettyImages-89364374-5660955c5f9b583386b9068c

Giới thiệu

Chúng ta đi làm hàng ngày vì kế sinh nhai. Chúng ta phải làm như vậy vì chúng ta lo lắng về ngày mai, năm nay, năm sau. Chúng ta làm việc vì chúng ta còn nhìn về cuộc đời sau và tương lai. Có một lý do để chúng ta phấn đấu đạt giác ngộ. Mục đích của tất cả những nỗ lực này thật đơn giản – để giải thoát chúng ta khỏi nỗi khổ đau. Cho dù chúng ta hoạt động tôn giáo, kỹ thuật, chính trị, kinh doanh hay khoa học- chúng ta dồn mọi nỗ lực vào mục đích cơ bản là để thu về hạnh phúc, yên bình và niềm vui. Khi chúng ta nỗ lực, thật là khôn ngoan cho chúng ta khi tập trung nỗ lực cho hạnh phúc tuyệt đối nhằm chấm dứt vĩnh viễn những nỗi khổ đau của chúng ta.

Điều này có thể trở nên khó hiểu, nhưng nếu chúng ta đọc về những câu chuyện của các bậc thầy lớn đã đạt được mục đích tuyệt đối, chúng ta có thể hiểu qua những tấm gương đó, nỗ lực nào đáng giá nhất. Chúng ta có thể nhận thấy không có hòa bình và niềm vui tuyệt đối cho đến khi chúng ta tịnh hóa được hết những chướng ngại và đạt giác ngộ hoàn toàn. Chính vì vậy chúng ta học Pháp, nhận những bài giảng, thiền, tụng chú để đạt được hạnh phúc tuyệt đối – giác ngộ hoàn toàn. Đầu tiên chúng ta trưởng dưỡng Bồ đề tâm, mong mỏi vị tha để đạt được yên bình tối thượng, để hoàn toàn nhận thức được bản tính chân tâm của chính mình và những người khác. Khi chúng ta trưởng thành về mặt tâm linh, chúng ta sớm nhận ra rằng mọi người, mỗi chúng sinh, phải chịu đau khổ như ta phải chịu. Sự mong mỏi hạnh phúc cá nhân lan rộng sang cả họ một cách tự nhiên, cũng như sự khao khát cho yên bình tuyệt đối. Ý nghĩ này được gọi là Bồ đề tâm, mong muốn vị tha để đạt được giác ngộ vì lợi ích cho tất cả.

Khi chúng ta còn chưa nhận ra được bản chất của tâm trí, bản tâm là nền móng của mọi nỗi khổ trong Samsara. Khi chúng ta nhận thức được nó, bản tâm trở thành nền tảng của yên bình và hạnh phúc. Chúng ta có thể hiểu điều này một cách tương đối. Hãy nhìn vào tâm bạn khi nó hạnh phúc. Khi có vài khoảng không gian, chúng ta cảm thấy thư giãn, sáng sủa và linh hoạt. Khi tâm trí ta tràn ngập bởi những ý nghĩ tiêu cực hoặc những cảm xúc xáo trộn, chúng ta cảm thấy khép kín và nặng nề. Điều này thật rõ ràng, tâm trí tạo nên sự khác biệt hơn là ngoại cảnh bên ngoài. Có những lúc tâm trí sáng suốt hơn, nhưng chúng ta không duy trì được. Tuy nhiên, điều này chứng tỏ rằng chúng ta có thể học để duy trì sự yên bình thông qua nhân và duyên tích cực như thực hành thiền. Những bài giảng này được viết ra để giúp chúng ta trưởng dưỡng tâm trí tích cực.

Chúng ta có thể thấy Bồ đề tâm là nhân chung cho yên bình, còn những ý nghĩ tiêu cực là nhân chung cho đau khổ. Đây không còn là câu hỏi là Phật tử hay không thậm chí cả câu hỏi có tâm linh hay không? Đây là vấn đề của trưởng dưỡng Bồ đề tâm, nhân khái quát của yên bình, hài hòa, và giải thoát khỏi đau khổ. Khi nhận thức được điều này, chúng ta hồi hướng cho việc học và thực hành sẽ trở nên ổn định, trưởng thành trong niềm tin tưởng bất khả phân.

Bồ đề tâm là bài thuyết giảng chính yếu của Phật giáo. Chúng ta nói “Đạo Phật” như một cách tiện lợi chứ không phải những điều Đức Phật chủ ý. Pháp không chỉ đơn thuần là ý thức hệ tư tưởng. Khi chúng ta chưa hiểu được độ sâu của Giáo pháp, có vẻ như là Phật giáo chỉ là quan điểm từ một cá nhân về các sự vật. Khi chúng ta hiểu tốt các bài giảng của Đức Phật, thì chúng ta biết rằng đó là quy luật tổng quan mà Đức Phật vén mở ra, chứ không phải một cái gì mà Người sáng tạo ra cả. Để đạt được mức độ hiểu biết này cần có nhiều trải nghiệm với nghiên cứu và thực hành.

Tiêu đề

Bản thực hành ngắn về Manjustri Jnanasattva (Đức Văn Thù) được gọi là “ánh sáng trí tuệ” Jnanasattva trong tiếng Sanskrit: jnana có nghĩa nhận thức bẩm sinh và sattva có nghĩa chiến binh. Ở đây chiến binh hướng đến tới tâm trí mạnh mẽ cứu chữa hoàn toàn hoặc tịnh hóa toàn bộ tất cả những ý nghĩ tiêu cực. Nói một cách khác, đó là tâm trí can đảm có thể là nguồn chính yếu của yên bình và hài hòa cho mọi chúng sinh. Sự can đảm này tạo nên tính cách của một sattva (chiến binh), hiện thân được kết hợp bởi từ bi và đại trí tuệ. Kiểu chiến binh này không thể bị khuất phục, sở hữu sự can đảm không bị đánh bại bởi bất cứ cảm xúc xáo trộn nào. Chúng ta thực hành nghi quỹ nhằm trưởng dưỡng những phẩm tính đó trong chúng ta.

Phần mở đầu

Con xin đỉnh lễ đấng Đạo sư bất khả phân với Đức Manjushri (Văn Thù). Đây là bản thực hành ngắn về chúng sinh trí tuệ anh hùng. Ngồi tư thế đúng, đọc lời khai kinh Quy y và Bồ đề tâm, sau đó thiền trong trạng thái tính không, giải thoát khỏi mọi ý thức phân biệt nhị nguyên.

Tác giả đầu tiên đỉnh lễ Đức Manjushri (Văn Thù). Đức Manjushri và đạo sư hoặc vị thầy trong tiếng Tạng lama là bất khả phân. Khi chúng ta nhìn vào Đức Manjushri chúng ta nghĩ “đây là thầy con, thầy Manjushri”. Bằng cách như vậy, chúng ta nhận được quán đỉnh và truyền giảng từ vị thầy, phải được nhận biết như Đức Manjushri.

Ngồi tư thế đúng có nghĩa là chúng ta ngồi thả lỏng và sẵn sàng trong tư thế bảy điểm của Đức Phật Vairochana (Tỳ Lô Ná Gia):

  • Chân xếp trong tư thế hoa sen hay tư thế kim cương
  • Mắt nhắm hờ, ánh mắt nhìn thẳng xuống
  • Xương sống thẳng, dựng thẳng lên
  • Vai để ngang bằng và thả lỏng hoặc mở ra
  • Cằm đưa nhẹ vào trong
  • Môi chạm nhẹ vào nhau hay hé mở nhẹ, với lưỡi chạm vào vòm miệng ngay sau răng cửa và
  • Tay để trên lòng trong ấn thiền định

Trước khi tiến hành, hãy bỏ một ít thời gian để xem lại bốn ý niệm chuẩn bị cho chúng ta Quy y và trưởng dưỡng Bồ đề tâm:

  • Quán chiếu về đời sống làm người quý hiếm mà chúng ta có được
  • Quán chiếu về vô thường của các hiện tượng (các pháp) đặc biệt của đời sống làm người này
  • Quán chiếu về khổ đau của Samsara (luân hồi) và
  • Quán chiếu về nghiệp quả không thể lay chuyển được.

Quán chiếu về đời sống làm người quý hiếm mà chúng ta có được

“Quý hiếm” đời sống làm người không phải thịt và xương này là đặc biệt. Thịt và xương chỉ là những thứ vật chất hữu hình sẽ chịu phân rã. Một đời sống làm người quý giá là một đời sống với những nhân duyên may mắn của sự nhàn nhã và tài năng thiên phú. Sự nhàn nhã ở đây có nghĩa chúng ta có thời gian để học, đọc sách, và thực hành. Tài năng thiên phú ở đây có nghĩa chúng ta được kết nối với những bài giảng pháp. Nếu chúng ta không được kết nối, chúng ta không làm được gì cả. Nếu chúng ta quan tâm, chúng ta có sự sùng mộ, và chúng ta sẽ thích thực hành pháp. Nhưng những nhân duyên quan trọng này đến từ bên trong, chúng ta không thể mua được từ người khác dù chúng ta có trả đến hàng triệu. Sau đó chúng ta cần có một vị đạo sư có thể hướng dẫn những bài giảng này và một nơi chốn để học và thực hành. Những nhân duyên quý báu này không phải là ngẫu nhiên, đúng hơn chúng được tạo quả đặc biệt bởi những nỗ lực của chúng ta từ bao đời nay. Qua sự nhàn nhã và tài năng thiên phú này, chúng ta có một cơ hội không gì sánh nổi để giải thoát chúng ta khỏi nỗi khổ đau và đạt được giác ngộ. Đó chính là điều trân quý nhất chúng ta có được, hơn tất cả mọi thứ trên thế gian này.

Quán chiếu về vô thường

Tập trung vào vô thường là nguồn cảm hứng rất mãnh liệt. Tất cả mọi hiện tượng (pháp) là một hỗn hợp, tập hợp, và như vậy, nó tăng trưởng qua nhân và duyên, là vô thường, tùy thuộc vào sự thay đổi, và có bản chất tự nhiên tạm thời. Khi chúng ta đọc về lịch sử, chúng ta thấy tất cả những vị vua có quyền lực của quá khứ đã qua đi. Buổi sáng đã là dĩ vãng. Thời điểm hiện tại đang trôi qua bởi từng giây. Chúng ta thở ra và hít vào liên tục. Cuộc sống tạm thời làm sao! Trong một khoảng thời gian, chúng ta buông lỏng và trong một tâm trạng tốt, và trong khoảng thời gian có thể thay đổi tất cả. Đấy là bản chất tự nhiên của nó. Đời sống con người cũng vô thường. Vì vậy chúng ta phải sử dụng nó để gặt hái nhiều lợi ích nhất. Chúng ta tập trung vào những bài giảng pháp quý hiếm và không để phí phạm cơ hội hiếm hoi này.

Câu chuyện cuộc đời Milarepa có thể là quen thuộc, nhưng nó vẫn biến động. Mặc dù Người thực hành Đại thủ ấn và sáu Pháp Yoga của Naropa, vô thường là một trong những sự gia cố chính yếu cho thực hành của người, chúng ta có thể thấy được từ bản miêu tả sau:

Một ngày Milarepa đi bộ từ chỗ này sang chỗ khác với tất cả đồ vật của mình, gồm một cái nồi đất độc nhất mà Người dùng đề nấu cây tầm ma. Người bỗng bị trượt chân trên một tảng đá và ngã xuống. Tất nhiên là cái nồi bị vỡ tan. Nếu điều đó xảy đến với chúng ta, trái tim chúng ta sẽ vỡ ra “tôi chỉ có mỗi cái nồi duy nhất này và bây giờ thì nó tiêu rồi. Làm sao tôi có thể có một cái khác? Tôi là người khốn khổ nhất trên thế gian này”. Milarepa thì nghĩ hoàn toàn khác, Người khoan khoái với cái nồi đất bị vỡ của mình và nói:

“Cùng một lúc ta có cái nồi và ta mất cái nồi. Điều này chỉ ra luật vô thường nằm trong nó hoàn toàn. Nếu điều này là như vậy, ta, người ẩn dật Mila, sẽ phấn đấu thiền không bị sao lãng. Cái nồi chứa đựng sự giàu có của ta trở thành người thầy vào đúng lúc nó vỡ. Bài học về vô thường cố hữu của sự vật là điều kỳ diệu to lớn. Ta cám ơn ngươi về bài học này”.

Hiểu về vô thường, chúng ta sẽ làm việc chăm hơn bao giờ hết. Milarepa không lo lắng về việc Người sẽ có cái nồi khác hay không, nhưng hơn thế Người đánh giá cao sự thực hành vô thường đã được gia cố trong một dạng rất thiết thực và trực tiếp. Người hiểu bài học và rất hoan hỉ. Điều này chỉ ra vô thường có uy lực như thế nào.

Vô thường là sinh động và rõ ràng, bởi vậy đó là một thứ dễ dàng để chúng ta tập trung việc thiền vào. Hãy nhìn thân thể bạn. Một ngày bạn còn khỏe, có thể chạy, nhảy và trèo. Nhưng nhanh chóng bạn có một cơn đau đầu nhỏ, bạn sẽ không còn năng lượng nữa. Nếu bạn chỉ có một chút thất vọng tinh thần, bạn sẽ mất hết năng lực. Chúng ta mới thật yếu đuối làm sao! Cuộc sống tùy thuộc vào một hơi thở ngắn, một hơi thở đi ra và không trở lại. Một vài người nói: “Tôi không muốn nghĩ về những điều này. Chúng thật là phiền muộn và đáng sợ”. Đó không phải là giải Pháp cho nỗi khổ. Milarepa đã nói như sau:

“Ta đã đi đến những ngọn núi để trốn tránh sự sợ hãi của cái chết, và một lần ta đến được ngọn núi, ta thực hành bền bỉ bởi vì ta nhắc bản thân mình về thời điểm không chắc chắn của cái chết. Qua đó ta nắm bắt được pháo đài của bản tính tự nhiên của tâm không thay đổi. Bây giờ ta có thể thoát khỏi sự sợ hãi của cái chết! Bây giờ cái chết có thể đến bất cứ lúc nào”.

Vô thường chỉ ra cho chúng ta rằng chúng ta hãy sống trong hiện tại, thoát khỏi mọi sự mong đợi. Quá khứ thì đã qua, tương lai thì vẫn chưa tới. Ở giữa khoảng này, chúng ta sẽ chỉ đau khổ trong một thời điểm này. Bất kể chúng ta có thể than phiền đến đâu đi chăng nữa, chúng ta cũng chẳng thể thay đổi được chuyện gì đã xảy ra. Tiếc nuối hay ngạc nhiên về chuyện gì đã làm sai trong quá khứ có thể phá hủy chúng ta. Lo lắng chẳng mang lại tốt đẹp gì cho tương lai cả. Sợ hãi chuyện gì sắp xảy ra hay chúng ta sắp đi đâu có thể làm lãng phí thời giờ của chúng ta. Nhưng nếu chúng ta sử dụng thời hiện tại để sửa chữa động cơ của chúng ta, cố gắng duy trì tâm thanh tịnh của Bồ đề tâm, tạo nhân duyên tích cực, thì tương lai sẽ tự lo cho nó. Vậy một người có thể chết yên bình không có nỗi tiếc nuối hay sợ hãi nào cả.

Chúng ta phải kiên định trong thực hành cho đến khi chúng ta lĩnh hội được cách hiện tượng tồn tại thực tế. Một sự hiểu biết tri thức không đủ để chúng ta vượt qua được những quan niệm sai lầm sâu sắc theo thói quen thực tế. Những bài giảng này sẽ dẫn bạn từng bước từng bước nhìn thấy cách mà tất cả vạn hữu đã được tạo thành từ vô thủy.

Quán chiếu về nỗi khổ của Samsara

Nỗi khổ đau của Samsara là không có giới hạn và là nỗi đau đớn đến khốn khổ. Nỗi khổ trong Samsara có nghĩa chúng ta không bao giờ hoàn toàn giải thoát khỏi đau khổ. Bất kể chúng ta có hưởng thụ cuộc sống của ta như thế nào đi chăng nữa, bất kể lạc thú và hạnh phúc như thế nào ta đạt được, chúng ta đều không bao giờ xa cách khổ đau. Nó trói buộc và sẽ đến sớm hơn hay muộn hơn thôi. Samsara là cái ngục tù. Chúng ta nghĩ rằng chúng ta có tự do nhưng thực tế chúng ta đang ở trong ngục tù của Samsara. Chúng ta đi vòng quanh và vòng quanh, luôn quay lại với nỗi khổ. Một người quyền lực-không phải là đối tượng để thay đổi được?

Mặc dù nỗi khổ của người đó bị ràng buộc phải đến. Bất kể chúng ta trẻ và khỏe như thế nào, một ngày chúng ta sẽ già và chết. Điều này được gọi là “trạng thái đau khổ”.

Tại sao chúng ta cần phản ánh nỗi khổ trong Samsara? Không phải chúng ta đang cố làm cuộc sống trở nên khó khăn hơn. Hơn thế nữa, chúng ta đang nhận thức bản chất của cuộc sống này. Từ chối sự thật không giúp chúng ta giải thoát khoát nỗi khổ. Tránh nói về tuổi tác và cái chết không có nghĩa là chúng ta không già và không chết đi. Không có ghi chép nào từ hàng triệu năm nói rằng ai đó có thể trẻ mãi mãi. Chính vì vậy, một cách khôn ngoan là già và chết trong sự hỷ lạc. Đó là mục đích của sự thực hành Pháp này. Chúng ta có thể chuẩn bị cho chúng ta về mặt tinh thần bằng trí tuệ để chúng ta có thể phát triển trong thiền.

Quán chiếu về nguyên nhân của sự tạo ra kết quả của nghiệp

Karma – Nghiệp là từ tiếng Sanskrit có nghĩa là hành động, kể cả bằng thân thể, lời nói và hành động tinh thần.

Mỗi hành động trở thành một nhân mang lại một quả. Từ khi chúng ta không nhớ nhân nào chúng ta đã tạo tác, chúng ta không biết loại quả nào sẽ đến ngày mai, tuần sau, hoặc tháng sau. Nghiệp là một quy luật phổ biến chứ không chỉ là hệ thống văn hóa tín ngưỡng. Bất cứ điều gì trong cuộc sống chúng ta đều là sản phẩm của nhân và quả. Cho dù chúng ta có nhận thức được nó hay không, dù chúng ta ý thức được về nó hay không, đó chính là cách toàn thể vũ trụ này được hình thành. Những bài học kỳ diệu chỉ ra cho chúng ta làm như thế nào để chân thành với chính chúng ta. Tóm lại có mười bất thiện hạnh để tránh và mười thiện hạnh để chấp nhận và để thực hành.

Bình luận nghi quỹ

Quy y

Trước Phật, Pháp và Tăng những đấng tuyệt hảo tối thượng

Con xin Quy y cho đến ngày đạt giác ngộ.

Phật, Pháp và Tăng đoàn là những từ tiếng Sanskrit. Phật là một người đã thực tỉnh hoàn toàn và tâm trí, Người đã hoàn toàn thoát khỏi mọi chướng ngại và đạt được trí tuệ tuyệt hảo toàn tri. Đức Phật thuyết Pháp-những bài giảng-cho tất cả những người học trò để họ có thể đạt quả vị Phật.

Pháp có nghĩa là hài hòa và đức hạnh, nó là nhân của sự yên bình. Nó chỉ ra làm thế nào để đạt được đức hạnh tuyệt hảo và yên bình tất cả. Hãy xem tâm trí bạn. Bản chất của tâm trí bạn là là Pháp bởi vì bạn cảm thấy dễ chịu khi bạn bình yên. Chúng ta kháng cự lại những ý nghĩ tiêu cực và nỗi khổ vì bản chất nền tảng tự nhiên của tâm trí là đối kháng lại những tiêu cực. Những ý nghĩ tiêu cực là ngẫu nhiên giống như những đám mây xuất hiện tạm thời trong bầu trời. Bản chất tự nhiên của trí tuệ là yên bình, vui vẻ và hài hòa. Qua học và thực hành Pháp, chúng ta có thể phát hiện ra bản chất tự nhiên của tâm trí. Vậy, điều chính yếu là chúng ta học, hiểu và thực hiện những gì chúng ta vừa học được.

Tăng đoàn, là cộng đồng cao quý, là hình mẫu cho sự học và thực hành Pháp của chúng Chúng ta nhìn vào những câu chuyện cuộc sống của những bậc thầy lớn và đi theo bước chân các Ngài. Chúng ta Quy y vào họ như những mẫu hình của những gì chúng ta muốn đạt được. Họ thực hành Pháp thành công và, bởi vì điều đó, chúng ta có niềm tin không thể lay chuyển vào sự giác ngộ. Vậy, chúng ta cũng phát triển sự sùng mộ bất khả phân hướng về giác ngộ.

Chúng ta Quy y cho tới ngày đạt giác ngộ : Chúng ta tiếp tục Quy y cho đến khi chúng ta tịnh hóa và đạt được sự hoàn hảo của tâm trí chúng ta. Khi tâm trí chúng ta hoàn hảo, chúng ta không cần phải Quy y nữa vì tự chính chúng ta sẽ trở thành hiện thân của Đức Phật, Pháp và Tăng đoàn. Đây là điều cốt lõi của việc Quy y.

Trưởng dưỡng Bồ đề tâm

Qua công đức có được nhờ bố thí và những thiện hạnh khác, nguyện con viên thành quả vị Phật vì lợi lạc của toàn bộ chúng sinh.

Tại sao chúng ta phải thực hiện phần thực hành này – vì bản thân chúng ta hoặc cho tất cả chúng sinh? Những chúng sinh là rất quan trọng cho mức độ tương đối và mức độ tuyệt đối. Đầu tiên chúng ta nhìn vào cuộc sống thế tục của chúng ta, của kinh doanh và chính trị-không có chúng sinh, chúng ta thậm chí không sống được. Không có những chúng sinh, chúng ta không đọc được quyển sách này và không đi đến chùa được, những thứ được làm ra bởi công việc của những người khác. Chúng ta cần thức ăn. Ai đó đã làm việc trong cánh đồng và cung cấp cho chúng ta thực phẩm, phải không? Vậy chúng sinh là vô cùng trân quý. Không có những người đi bầu cử, không ai trở thành tổng thống. Một thương gia thành công cần có khách hàng, đúng vậy không? Họ đều là chúng sinh.

Trong giáo pháp, có rất nhiều bản viết nhấn mạnh về tình yêu thương và sự từ bi. Chúng ta phát triển tình yêu thương từ đâu? Chúng sinh. Không có chúng sinh, chúng ta không phát triển tình yêu thương và từ bi. Không có chúng sinh chúng ta không thực hành được hạnh bố thí, trì giới hay nhẫn nhục. Không có chúng sinh, chúng ta không phát triển được Bồ đề tâm, không có Bồ đề tâm, chúng ta không đạt được Phật quả. Vậy, chúng sinh quan trọng như Đức Phật đã giảng trong những bài thuyết Pháp của Người. Chính vì vậy, chúng ta cầu nguyện vì lợi lạc của tất cả chúng sinh.

Như đã nói ở trên, thật rõ ràng sự ghét bỏ, bám chấp, kiêu ngạo, ghen tỵ và hơn nữa không mang lại yên bình cho tâm trí của chính một người hoặc người khác. Vậy, không có sự lựa chọn nào, chúng ta phải cố gắng nỗ lực quanh những yếu tố hình thành nên tình yêu thương tử tế và yên bình. Chúng ta phải chiến thắng bản thân không có sự chọn lựa nào khác, ngay cả khi ta không thích điều đó. Có những bước nối tiếp để cải thiện trạng thái tinh thần, bằng cách đó, một người có thể mang yên bình và hạnh phúc thực sự vào cách thức thực hành.

Quán chiếu bốn ý niệm Vô hạn lượng (Tứ Vô lượng tâm)

Cầu mong cho những bà mẹ hiền chúng sinh, vô lượng như bầu trời, có được hạnh phúc và nhân của hạnh phúc.

Nguyện cho họ thoát khỏi đau khổ và nhân của đau khổ.

Nguyện họ không bao giờ xa rời hạnh phúc và thoát khỏi phiền não.

Nguyện cho họ an trụ trong bình đẳng, thoát khỏi mọi bám chấp và sân hận.

Đây là bốn ý niệm Vô hạn lượng mà làm nổi bật sự thực hành Bồ đề tâm. Dòng đầu tiên là sự thực hành về tình yêu thương – tử tế, một tình yêu tinh khiết đến từ sự thấu hiểu, không phải một tình cảm yêu. Nó tinh khiết như tình yêu thương của bà mẹ với chính đứa con của mình. Khi mà gia đình lành mạnh, người mẹ và đứa con có một mối kết nối đặc biệt với nhau. Bà mẹ có một ước nguyện trong sáng cầu mong đứa trẻ có được mọi hạnh phúc và nhân của hạnh phúc. Chúng ta phải phát triển kiểu tâm trí đó đối với tất cả chúng sinh.

Dòng thứ hai là thực hành từ bi. Mặc dù nghĩ chúng sinh mong cầu hạnh phúc và bạn mong họ có được hạnh phúc, nhưng họ lại đau khổ. Phát triển từ bi bằng cách nhìn vào bản chất của sự đau khổ. Đấy là một công việc quyền năng. Chúng ta phải phát triển sự từ bi cho mỗi chúng sinh, không chỉ cho một vài cá nhân, không phải chỉ con người, mà ngay cả những con bọ nhỏ và súc sinh. Cầu mong tất cả chúng được giải thoát khỏi đau khổ và nhân của đau khổ.

Dòng thứ ba là niềm vui. Khi chúng ta thích có hạnh phúc, yên bình, hài hòa – bất cứ niềm vui nào thoát khỏi nỗi khổ – chúng ta hoan hỉ và mong điều đó có thể kéo dài. Tương tự như vậy, chúng ta phát triển kiểu ý niệm vị tha này cho tất cả.

Dòng cuối cùng là bình đẳng. Ở đây, chúng ta trưởng dưỡng lý tưởng bằng cách mong cầu tất cả chúng sinh đều có lợi lạc giống như cách chúng ta mong cho những người bạn thân nhất, không có thành kiến hay bất cứ sự phân biệt nào.

Quán chiếu tính không

OM SHUNYATA JNANA BAZRA SWABHAWA ATMA KOHAM

Thiền về tính không để bắt đầu thực hành. Trong phần tụng này, OM chỉ thân, khẩu và ý, một dạng tắt của OM AH HUNG. OM, hoặc thân, đại diện cho mọi hiện tượng. AH, hay khẩu, đại diện cho mọi âm thanh trên thế giới. HUNG, hoặc ý, đại diện cho ý-ý thức.

Shuynyata là tính không và jnana là nhận thức. Vậy điều này dẫn tới một nhận thức đặc biệt mà nó hoạt hành từ tính không. Barza (Vajra) là bản chất của tâm rất bền vững, một đặc điểm của sự nhận thức bẩm sinh này. Cho dù chúng sinh đó được sinh ra từ cõi địa ngục, bản chất tinh khiết của tâm cũng không thể hư hỏng hay bị làm tổn hại bởi bất cứ một tiềm lực nào. Swabawa có nghĩa “bằng cách đó” hoặc “cách trụ”.

Atma koham có nghĩa “trong trạng thái đó”. Vậy, mọi hiện tượng trụ trong trạng thái không giả tạo, không tự tạo tác. Tính không này là trí tuệ đã nhận ra vạn vật đều liên quan đến nhau và kết nối với nhau. Ví dụ chúng ta nói về dài và ngắn. Cái chày kim cương dài không? Nó ngắn hơn cái gậy, vậy ta nói cái chày kim cương ngắn và cái gậy dài. Nhưng để so cái gậy với cái bàn, bây giờ nó ngắn hay dài? Nó dài khi so với cái chày kim cương nhưng nó ngắn khi so với cái bàn. Vậy đó là sự rỗng rang của ngắn hay dài. Độ dài của cái gậy không phải là thuộc tính vốn có tồn tại mà chỉ là thuộc tính vốn có liên hệ. Tính không không phải do Đức Phật tự tạo ra, cũng không phải do chúng ta tạo ra tính không bằng tâm trí chúng ta. Bản chất tự nhiên của các hiện tượng là tính không tự nhiên cho dù bất cứ ai có nhận thức được hay không.

Shunyata, hay tính không, không có nghĩa là “không có gì hết”. Chúng ta không nói, “cái chày kim cương này có tính không, vậy có nghĩa là nó không tồn tại ở đây và không có chức năng”. Nhưng nó là thuộc tính không vì nó có liên hệ. Đó là những gì được biết đến như “sự phụ thuộc lẫn nhau”. Chúng ta bị phụ thuộc vào cái chày kim cương ngắn đối với cái gậy dài, và ngược lại. Chúng phụ thuộc vào nhau.

Khi bạn nghiên cứu những về những điều trên và phát triển trí tuệ, thì sự nhận thức của bạn được nâng cao. Và điều này, đến lượt nó đem lại một cơ hội to lớn để phát triển sự từ bi. Như đã nói, sự từ bi bất khuất được nảy nở từ trí tuệ này. Nhận thức vạn vật đều do nhân và duyên hợp thành, rằng tất cả tồn tại chỉ trong mối liên hệ, rằng ở đây không có bản chất cụ thể, cho nên sẽ không có cơ sở để ghét bỏ hay bám níu vào.

Ghét bỏ và bám chấp nảy nở từ sự nhận thức vô minh về mọi hiện tượng (pháp), coi các pháp là thật và có bản chất cụ thể. Để thực hành được Kim Cương thừa, chúng ta cần có nền tảng trọng tâm là sự hiểu biết về Quy y, Bồ đề tâm, và tính không. Vậy quán chiếu và thiền như vậy.

Quán tưởng

Từ vạn hữu đều có tính không, một bông sen nhiều màu xuất hiện. Trên bông sen đó là đĩa mặt trăng và mặt trời được bao quanh bởi chủng tự MUM màu cam-đó là bản chất của sự nhận biết trí tuệ của con.

Vạn hữu đều có tính không nhắc chúng ta rằng mỗi hiện tượng có bản chất phụ thuộc, sự phụ thuộc này và tính không bất khả phân. Bông sen nhiều màu tượng trưng cho sự tinh khiết. Đĩa mặt trời tượng trưng cho cho trí tuệ được thắp sáng, tỏa sáng như ánh mặt trời xua tan bóng tối vô minh. Đĩa mặt trăng biểu trưng cho đại từ bi. Trí tuệ này không đơn thuần là trí tuệ tri thức mà hơn thế không thể tách rời được với đại từ bi. Ở giữa đĩa mặt trăng, quán tưởng chủng tự màu cam MUM như trí tuệ nhận thức của bạn.

Ánh sáng từ chủng tự tỏa những màu sắc khắp mọi phương, dâng cúng dường tới tất cả các chư Phật đà và tịnh hóa hết những chướng ngại của sáu cõi.

Từ chủng tự MUM, những tia sáng tỏa sáng khắp tất cả các phương: bốn phương chính, bốn phương trung gian, từ cõi thấp nhất, và cõi cao nhất. Mười phương này được tinh chế thành hàng trăm hướng. Đầu tiên, dâng cúng dường tới tất cả các chư Phật đà. Sau đó ánh sáng tràn ngập các chúng sinh và tịnh hóa hoàn toàn các ác nghiệp của họ.

Ánh sáng quay trở lại và hòa nhập vào chủng tự, và con trở thành Đấng Manjustri (Văn Thù), tỏa ánh sáng màu vàng với một mặt và hai tay. Tay phải nâng thanh kiếm trí tuệ lên ngang tầm vai con và tay trái nâng lên ngang ngực, nắm giữa ngón tay cái và ngón nhẫn cành hoa sen nở ở phía vai trái con. Trên bông hoa sen này là 100.000 khổ của bản văn Bát Nhã Tâm Kinh. Con mang vương miện năm chấu được trang hoàng với búi tóc màu xanh đen và được choàng những y áo bằng tơ lụa và mang trang sức quý giá. Con ngồi trong tư thế kim cương với sắc mặt mỉm cười, con mang những biểu hiện huy hoàng của vị Phật 

Ánh sáng quay trở về và hòa vào chủng tự MUM. Bạn trở thành Đức Manjustri (Văn Thù). Câu này miêu tả tướng mạo của bạn như Đức Manjustri (Văn Thù) ngồi trên đài sen. Bạn có thể xem thân bạn giống như cầu vồng, không phải là xương và thịt của cơ thể thật. Cơ thể bạn là trong suốt, sáng chói và chính xác là không có thực, giống như mặt trăng phản chiếu xuống đại dương. Thanh kiếm trí tuệ tượng trưng cho trí tuệ mà cắt cây vô minh và lầm lẫn tận gốc rễ. 100 000-khổ của bản văn Bát Nhã Tâm Kinh biểu trưng cho trí tuệ tuyệt hảo. Đức Manjustri hiện thân tất cả trí tuệ tuyệt hảo của tất cả các chư Phật. Người mang những trang sức quý hiếm: vương miện năm chấu trên đầu, tượng trưng Người là hiện thân cho năm trí tuệ bên trong hoặc năm vị Phật; hoa tai, vòng cổ, vòng tay trên cánh tay, cổ tay, mắt cá chân, biểu tượng cho sự tuyệt hảo của ba la mật. Tóc Người màu xanh đen và được búi lên trên, tượng trưng cho việc Người đã giải thoát khỏi mọi lầm lạc của Samsara. Tư thế kim cương là trong tư thế hoa sen, chân bắt chéo, biểu tượng rằng Người trụ chẳng ở Samsara mà cũng chẳng ở Nirvana.

Bởi vì sự nhận thức sáng suốt then chốt, Người vượt qua Samsara, giải thoát khỏi những lầm lạc. Bởi lòng từ bi bất khuất, Người không ở Nirvana. Trạng thái này, được gọi là “không trụ”. Khuôn mặt mỉm cười có nghĩa là Đức Manjustri có dáng vẻ từ bi và yên bình. Những biểu hiện huy hoàng là 112 thuộc tính của một vị Phật, tượng trưng cho sự tuyệt hảo của thân trí tuệ.

Tại ba điểm đặc biệt là ba chủng tự màu trắng, đỏ và xanh nước biển. Ánh sáng phát ra từ những chủng tự đó, mời những chúng sinh trí tuệ siêu phàm, hòa tan và trở thành bất khả phân với con với những chủng tự DZA HUNG BAM HO.

Tại ba vị trí đặc biệt gồm trán, cổ và tim. Chủng tự OM màu trắng xuất hiện ở trán, AH màu đỏ ở cổ, HUNG màu xanh dương ở nơi tim. Từ những chủng tự này, ba màu ánh sáng toả khắp các phương, mời các vị Phật và Bồ Tát trong hình tướng Đức Manjustri hoặc ánh sáng. Hàng triệu Đức Manjustri đến từ tất cả các hướng và hòa tan vào bạn.

Đọc chủng tự DZA mời những vị Bổn tôn từ các hướng. HUNG đặt các vị trước mặt bạn. BAM các vị hòa tan vào bạn. Với HO, họ trở nên bất khả phân với bạn. Vào thời gian này, bạn không chỉ quán tưởng bạn là Đức Manjustri. Hơn thế nữa, bạn thiền, “bây giờ tôi đang ở trong trạng thái tự nhiên như Đức Manjustri, bất khả phân từ tướng và tính không, bản chất tự nhiên của trí tuệ và từ bi”.

Một lần nữa, ánh sáng ba màu tỏa ra và mời các vị Phật của gia đình năm vị Phật xuất hiện trước mặt con. Con cúng dường hoa, hương, ánh sáng, nước thơm, thực phẩm và nhã nhạc tới các chư Phật đà.

Lần nữa từ trong trái tim, chủng tự MUM tỏa ánh sáng và mời những vị Phật của gia đình năm vị Phật hay còn gọi là những vị Phật ban quán đỉnh, xuất hiện. Năm vị Phật gồm Akshobya (Bất Động Phật,), Vairochana (Đại Nhật Phật), Ratnasambhava (Bảo Sinh Phật), Amitaba (A Di Đà Phật) và Amoghasiddhi (Bất Không Thành Tựu Phật).

Cúng dường tới chư Phật đà một bầu trời đầy hoa, cùng với hương, ánh sáng mặt trời và mặt trăng, nước thơm, bánh dinh dưỡng, và nhã nhạc. Những món cúng dường này nhiều vô tận, vô hạn, và không bao giờ cạn kiệt.

OM SARVA TATHAGATA ABHI KHEN TSA TU MAM

(OM tất cả các chư Như Lai, xin hãy ban abhisheka-Pháp quán đỉnh-MAM)

Bằng lời nguyện này, con được ban quán đỉnh của tất cả các vị Phật, các Ngài rót bình cam lồ lên vương miện trên đầu con làm tràn đầy thân thể con bằng nước cam lồ và tịnh hóa tất cả những chướng ngại. Nước cam lồ tràn qua vương miện trên đầu con, trở thành Vairochana (Đại Nhật Phật). Chư Phật ban quán đỉnh hòa tan vào con.

Dòng đầu tiên, trong tiếng Sanskrit, khẩn cẩu năm vị Phật ban quán đỉnh, chúng ta thiền các Ngài nghe thấy lời thỉnh cầu của chúng ta, đáp ứng yêu cầu đó bằng việc ban quán đảnh được chỉ ra ở đây bằng việc rót bình nước cam lồ lên vương miện trên đầu bạn. Nước cam lồ được rót chảy vào trong thân bạn, tịnh hóa hoàn toàn tất cả những chướng ngại về thân, lời nói và tinh thần của bạn. Toàn thân thể bạn trở nên tràn đầy cam lồ không bị uế tạp của các Đức Phật. Khi nước cam lồ tràn ra khỏi vương miện tại chính giữa vương miện và hình thành Đức Phật Vairochana (Đại Nhật Phật), trong màu trắng, và là vị Phật đứng đầu gia đình năm vị Phật, mà Đức Manjustri thuộc về.

Năm vị Phật sau đó hòa tan vào bạn. Tại điểm này, thiền rằng bạn đã được ban quán đỉnh với những phẩm tính và hoạt động của các vị Phật.

Lễ trao quán đỉnh chỉ ra một phương thức đặc biệt của hệ thống Kim Cương thừa. Qua thực hành thiền này, chúng ta biến đổi hoàn toàn từ một trạng thái người bình thường thành một vị Phật. Những kỹ năng từ bi của Đức Phật tương hỗ với khả năng và sự hiểu biết của người thực hành trong “kỹ thuật tâm linh” đã được phát triển từ hơn hàng ngàn năm nay. Rất nhiều người đã giải thoát khỏi Samsara bằng cách này.

Cúng dường tự thân như Đức Manjustri

OM MANJUSTRI JNANA SATTVA BARZA cúng dường SARVA PUDZA MEGHA SAMUDRA SAPHARANA SAMAYE HUNG

Sau khi nhận được quán đỉnh, dâng cúng dường cho tự thân như Đức Manjustri. Ở đây barza có nghĩa không bị nhơ bẩn. Những món cúng dường đặc biệt gồm:

Argham, một nước cúng dường cho mặt hoặc miệng của Đức Manjustri

Padyam, một nước cúng dường cho chân

Pushpam, một hoa cúng dường cho đầu

Dhupam, một hương cúng dường cho mũi

Alokam, một ánh sáng cúng dường cho mắt

Ghande, một nước thơm cúng dường cho thân thể

Newidya, một núi những thực phẩm tuyệt vời cho miệng

Shapta, một nhã nhạc cúng dường cho tai của Đức Manjustri.

Sarva có nghĩa là tất cả. Pudza có nghĩa là phẩm vật cúng dường. Sarva pudza có nghĩa “tất cả các phẩm vật cúng dường”. Meghe có nghĩa đám mây, một đám mây các phẩm vật cúng dường. Sapharana có nghĩa là tăng lên. Samaye hung có nghĩa “mong điều đó xảy ra”. Bằng cách đó, quán tưởng các phẩm vật cúng dường như bản chất tự nhiên vô tận của không gian bao la và không bao giờ kết thúc. Cúng dường bằng lòng sùng mộ không mong cầu báo đáp hay sợ hãi.

Ý nghĩa của tám phẩm vật cúng dường

Những chúng sinh giác ngộ không muốn hay cần những vật chất này bởi vì họ đã hoàn toàn hiện thực một cõi Phật đầy đủ tất cả mọi thứ. Hơn nữa, chúng ta cúng dường vị lợi ích riêng của chúng ta. Những phẩm chất vô hạn lượng của giác ngộ đạt được bởi nhờ tích lũy công đức và tịnh hóa. Những phẩm vật cúng dường chúng ta dâng là một cách đơn giản nhưng rất hiệu quả để tăng trưởng cả hai công đức và trí tuệ.

Argham, cúng dường nước để rửa mặt và miệng. Đầu tiên cúng dường nước rửa miệng/mặt có ý nghĩa sự thuận lợi, hoặc tất cả những nhân và duyên tích cực mang lại những hiệu quả tích cực. Vậy, chuẩn bị phẩm vật cúng dường là nước sạch, tươi mát, ngọt ngào, sáng rực rỡ, tuyệt vời, tiện lợi cho cổ và bụng-đó là những phẩm tính của sự thuận lợi. Khi bạn mang những phẩm vật cúng dường này cho những chúng sinh giác ngộ, quán tưởng đó là một đại dương nước. Sau đó hồi hướng nước này trở thành một nhân cho tất cả chúng sinh để họ có thể gặt hái được những nhân và duyên tích cực.

Padyam, cúng dường nước rửa chân. Đây là nước sạch trộn với hương hoặc gỗ đàn hương để tạo thành món cúng dường cho chân của tất cả chúng sinh giác ngộ. Ý nghĩa biểu tượng này là tịnh hóa. Bằng việc rửa chân cho các chúng sinh giác ngộ, chúng ta rửa tất cả những nghiệp tiêu cực và chướng ngại của chúng ta. Chúng ta hiện tại rửa “chân”của chính tâm trí chúng ta. Bằng sự kính trọng, sùng mộ và niềm tin, chúng ta cúng dường một đại dương nước để tinh hóa tất cả những chướng ngại tạm thời của chúng ta và tất cả mọi chúng sinh. Chướng ngại được gọi là “tạm thời” vì chúng có thể được tịnh hóa. Nếu như chúng là thường hằng, chúng ta không thể tịnh hóa được cho dù chúng ta có làm gì đi chăng nữa. Vậy thiền theo cách này khi bạn dâng những phẩm vật cúng dường. Tất cả những loại chướng ngại khác-nhiều, tinh vi, nghiệp tiêu cực, những phiền não, và những chướng ngại để đạt giác ngộ-được tịnh hóa hoàn toàn.

Pushpam, cúng dường hoa. Sau đó là cúng dường hoa, sắc đẹp của sự giác ngộ. Nó có ý nghĩa sự thực hành hạnh thí và khai mở trái tim ra. Một bông hoa rất đẹp, một cách tự nhiên bạn muốn giữ nó. Nhưng khi bạn tặng nó cho ai đó, bạn hẳn có một tình cảm đặc biệt trong tâm trí. Với kết nối như vậy, hãy tạo món cúng dường này và thực hành giải thoát khỏi sự keo kiệt. Milarepa nói rằng một khi đã được giải thoát khỏi sự keo kiệt thì không còn thực hành đặc biệt nào của hạnh thí nữa. Thiền về chủ đề này như bạn tặng những bông hoa. Mong cầu tất cả chúng sinh đạt được giải thoát và được ban tặng một đời sống làm người quý hiếm!

Dhupam, cúng dường hương. Món cúng dường thứ tư là hương, mà nó tượng trưng cho đạo đức giới hạnh hay kỷ luật. Hương, bản chất tự nhiên là đạo đức, làm món cúng dường cho mũi của các chúng sinh giác ngộ. Những chúng sinh giác ngộ không bị bám chấp vào mùi vị, nhưng hơn thế, họ được thu hút bởi sự tinh khiết của chúng ta. Tất cả mọi người tôn trọng những ai giữ đạo đức giới hạnh. Không quan trọng những người đó là ai, họ được tôn trọng bởi vì họ là những người đáng tin cậy, có thể trông vào được. Không chỉ có vậy, những phẩm tính của chúng sinh giác ngộ cũng được đạo đức giới hạnh thu hút. Đó là nền tảng của thực hành giáo pháp, nền móng từ đó tất cả những phẩm tính giác ngộ có thể phát triển.

Kỷ luật đạo đức là một trong những thực hành quan trọng nhất. Trong tiếng Sanskrit, được gọi là shila. Shila có nghĩa sự nguội mát hoặc sự tươi mát. Khi ta có kỷ luật tốt, điều này sẽ làm nguội tâm trí ta khỏi nhiệt của sự đau khổ. Khi chúng ta dẫn dắt mình tới kỷ luật, điều này làm cho tâm trí chúng ta buông lỏng và giải thoát khỏi sự xáo trộn. Nếu kỷ luật và luân thường đạo lý không được hiện diện, thì không thể nào đạt được giác ngộ. Đức Phật đã dạy ba bài giảng then chốt: đạo đức giới hạnh (giới), thiền định (định) và trí tuệ (tuệ), được gọi là ba bài giảng (tam học). Trí tuệ đạt được nhờ thiền định, sự thăng bằng và sức bền của tâm. Sức bền của tâm đặt trên nền tảng của kỷ luật và đạo đức. Vậy ba hạnh này có quan hệ tương hỗ và phụ thuộc lẫn nhau.

Alokam, cúng dường ánh sáng. Món cúng dường thứ năm là ánh sáng, tượng trưng cho trạng thái cân bằng và sáng suốt của sự kiên trì, đạo đức, đã xua tan đi tất cả những bóng tối vô minh. Cúng dường ánh sáng được dâng cho mắt của tất cả những chúng sinh giác ngộ mà nhìn thấu không có một sự lầm lạc nào. Một vài người cho rằng sự nhẫn nại chỉ là sự yếu đuối hoặc sự bi quan. Nhưng thực tại, nhẫn nại chỉ ra sức mạnh phi thường và sự sáng suốt của tâm trí khi nó được đặt trên nền móng của trí tuệ và từ bi. Sự nhẫn có thể được thực hành bằng nhiều dạng để đối trị với cáu giận. Ví dụ nhẫn trong việc học và thực hành giáo pháp. Chúng ta cần hiểu rằng Giáo pháp thực sự là gì, độ sâu và bao la của giáo pháp, những tính chất gì giáo pháp có và làm thế nào để ta đạt được những tính chất đó. Vậy chúng ta cần kiên nhẫn học và thực hành với một tâm bằng lặng và sáng sủa.

Một mặt khác, chúng ta không được kiên nhẫn với những cảm xúc phiền não của chúng. Đây là một cách thực hành sai về kiên nhẫn. Mặc dù điều đó là nặng nề và đau đớn, nhưng chúng ta phải tịnh hóa chúng. Không hiến dâng một điều gì, không có cơ may để đạt yên bình và hạnh phúc. Cho dù bất kể chúng ta phải đối mặt với nỗi đau như thế nào, trong bất cứ tình huống khó khăn như thế nào, chúng ta phải vượt qua chúng. Mặc dù chúng ta có phải hiến dâng cuộc sống này của chúng ta, cũng là đáng giá. Rất nhiều người phạm tự tử để thoát khỏi những phiền não này. Đây là một cách sai lầm khi hiến dâng cuộc sống này.

Trong cuốn Nhập Bồ Tát hạnh của Shantideva khuyên chúng ta không phạm lỗi tự tử hoặc cho thân thể này đi mà không có mục đích. Hơn thế nữa, chúng ta yêu mến cuộc sống làm người quý giá này. Khi một cây thuốc chữa bệnh còn là một cây non, nó phải được bảo vệ để lớn lên thành một cái cây to. Nếu bạn thu hoạch khi cây còn non, cây chỉ cho bạn chút ít lợi ích và sau đó hết. Nếu như bạn bảo vệ cây tốt lúc còn non, khi lớn thành cây trưởng thành nó sẽ sinh quả, hoa, rễ, lá, cành và lợi lạc cho không biết bao nhiêu, bao nhiêu chúng sinh. Cũng như vậy, chúng ta có một tâm trí rất yếu ớt vào lúc này. Chúng ta phải bảo vệ cuộc sống quý hiếm với tất cả những phương thuốc đối trị, để nó lớn lên. Và khi đó chúng ta sẽ có khả năng mang lại lợi ích cho rất nhiều chúng sinh. Bằng thực hành nhẫn nhục, tất cả 112 tướng chính và phụ của một vị Phật sẽ đạt được.

Ghande, cúng dường nước thơm. Sau đây là cúng dường nước thơm, hoặc nước hoa, hoặc hương thơm ngát của hoa nghệ tây hoặc gỗ đàn hương. Điều này biểu trưng cho sự bền bỉ hoặc nỗ lực hoan hỉ. Qua một phẩm tính này, một người phát triển tất cả những phẩm tính của giác ngộ. Không có sự bền bỉ hoặc nỗ lực hoan hỉ, không có gì có thể thành tựu cả. Mặc dù trong Samsara muốn đạt được bất cứ điều gì, chúng ta phải làm việc cực nhọc. Điều này được nhắc đến trong Nhập Bồ Tát hạnh rằng học Pháp là nhân để thoát khỏi đau khổ. Để đạt được giác ngộ tuyệt đối, hạnh phúc tuyệt đối, tại sao chúng ta lại không làm việc đó. Những người khác trong Samsara hiến dâng kể cả cuộc sống của họ để đạt được những thành tựu, nhưng đó lại là nhân của khổ đau hơn nữa. Như hoa được dùng để cúng dường cho mắt của các bậc giác ngộ, nước thơm được cúng dường cho tâm trí của Đức Phật bởi vì bền bỉ là tâm của giác ngộ. Bố thí tuyệt hảo, giới hạnh, nhẫn nhục, thiền định, và trí tuệ tất cả đều phụ thuộc vào bền bỉ, đó là tâm chính yếu của thực hành pháp. Cầu mong tất cả chúng sinh tiến triển trong sự thành tựu những phẩm tính giác ngộ!

Newite, cúng dường thực phẩm ngon. Thứ bảy là cúng dường những thực phẩm ngon. Phẩm tính tuyệt vời nhất của thực phẩm tượng trưng cho thiền định, đó là nước cam lộ nuôi dưỡng tâm trí. Đây là một phẩm vật cúng dường cho lưỡi của những chúng sinh giác ngộ. Thiền định còn là nguồn của mọi thành tựu (siddhi), như khả năng nhìn được những điều trong quá khứ, tương lai, bay trong bầu trời và những quyền năng kỳ diệu khác. Một bản tâm không phân biệt, trong sáng, tĩnh lặng, yên bình của thiền định trở thành nền tảng để đạt được tất cả những phẩm tính giác ngộ. Thực phẩm tượng trưng cho thiền định bởi vì ăn thực phẩm để nuôi dưỡng cho cơ thể, và thiền định là thực phẩm để nuôi dưỡng tâm trí. Khi bạn đạt được bất cứ thành quả nào của định, đó là do những nỗ lực bạn tạo trước đây trổ quả, và đó cũng là con đường để dẫn đến sự tạo quả cao hơn. Nhìn chung, khi chúng ta ăn những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng cho sức khỏe, nó làm sức khỏe ta tốt hơn. Vậy, nếu chúng ta có thực phẩm dinh dưỡng của định, định giữ sức khỏe của tâm trí ta. Bằng cách cúng dường thực phẩm ngon lành này, mong cầu tất cả chúng sinh có được sức khỏe do định mang tới.

Shapta, cúng dường những nhạc cụ. Cuối cùng là món cúng dường của những nhạc cụ. Tất cả những loại nhạc cụ-xập xõa, chuông, ghi ta, đàn luýt-đều cúng dường được. Bản chất của chúng là trí tuệ, tạo nên một phẩm vật cúng dường cho tai của chư Phật và Bồ Tát. Âm thanh tượng trưng cho trí tuệ vì trí tuệ là một quyền năng đặc biệt của tâm, thấm vào bản chất của mọi hiện tượng, chính là tính không. Sự phụ thuộc lẫn nhau của mọi hiện tượng là sự nhận biết thông qua đại trí tuệ. Nếu bạn chơi ghi ta, âm thanh phụ thuộc vào cái gì? Nó không chỉ đến từ một mẩu gỗ, dây, hay ngón tay. Nó đến từ tất cả những thứ đó, không một thứ đơn lẻ nào có thể tạo thành âm thanh. Chúng ta có thể nghe âm thanh, nhưng đó không phải là một sự tồn tại độc lập. Nó được gọi là “ảo ảnh”. Vậy chúng ta phải coi tất cả những âm thanh như có bản chất vậy. Nó chỉ đến và đi như một tiếng vọng. Sự nhận biết này là trí tuệ và qua trí tuệ này chúng ta đạt được phẩm tính siêu vượt thế tục. Cầu mong trí tuệ nảy sinh trong tâm trí của tất cả chúng sinh và giải thoát họ khỏi mọi sự lầm lạc và vô minh. Cầu mong tất cả đạt được giác ngộ.

Tán thán bản dài

Trí tuệ của Người sáng như mặt trời, thoát khỏi những đám mây của hai màn che phủ, và nhận thức được những hiểu biết đa dạng phong phú trong bản chất chân thực của chúng. Vì lý do này, Người mang bản văn trí tuệ nơi tim.

Tán thán có nghĩa là diễn tả những phẩm tính tốt của Đức Manjustri (Văn Thù).

Trí tuệ của Đức Manjustri thực tế lớn hơn cả mặt trời rực rỡ, nhưng chúng ta có thể diễn tả một cách ẩn dụ phẩm tính của Người bằng cách đó. Ngay khi mặt trời mọc, tất cả bóng tối được xua tan. Cùng một cách như vậy, khi trí tuệ hiện hành, bóng tối của cảm xúc phiền não được hoàn toàn xua tan hay được tịnh hóa. Trí tuệ này còn quyền năng hơn mặt trời vì mặt trời có tỏa sáng bao nhiêu đi chăng nữa, nó cũng không thể xua tan được bóng tối ở bên trong. Hai màn bao phủ là những cảm xúc phiền não hay những chướng ngại vi tế để dẫn tới toàn tri. Tổng quát lại, những cảm xúc phiền não gồm: vô minh, cáu giận, bám chấp và những cảm xúc tương tự che phủ sự yên bình của tâm trí và trí tuệ. Khi chúng thoát ra khỏi tâm trí bạn, sẽ có yên bình và tĩnh tại; tâm trí bạn sẽ trở nên vui vẻ và thả lỏng trong trạng thái không bị phiền não. Trạng thái hỷ lạc này chưa phải kết quả cuối cùng. Chúng ta vẫn chưa biết tất cả đã tịnh hóa những chướng ngại vi tế về toàn tri chưa. Hai chướng ngại này như những đám mây.

Khi chúng xuất hiện, chúng che phủ bầu trời trong trẻo. Nhưng khi chúng biến đi, chúng biến không để một dấu vết nào lại, để lại bầu trời vô tận của trạng thái tuyệt đối của bản tâm.

Những hiểu biết đa dạng phong phú có thể được tóm tắt thành hai loại trí tuệ: trí tuệ tương đối và trí tuệ tuyệt đối. Đức Manjustri(Văn Thù) có nhận thức về từng lĩnh vực riêng biệt trên thế gian này, cho dù là quá khứ, hiện tại hay tương lai. Đó là “trí tuệ tri kiến”, là trạng thái cao nhất của nhận thức tương đối. Tuyệt đối, bẩm sinh, bản chất tự nhiên của mọi hiện tượng (các Pháp) là tính không. Bản chất tự nhiên của cái chày kim cương là rỗng rang, bản chất tự nhiên của cái chuông là rỗng rang, bản chất của quyển sách này là rỗng rang, bản chất tự nhiên của từng cá thể là rỗng rang. Tất cả các hiện tượng (Pháp) hiển lộ và hoạt động trong trạng thái tự nhiên này của tính không. Đức Manjustri (Văn Thù) cầm bản văn Bát Nhã Tâm Kinh nơi trái tim tượng trưng rằng trí tuệ bao la cả tương đối lẫn tuyệt đối, phát triển toàn diện và bất khả phân ly.

Người có lòng từ bi cho tất cả chúng sinh đang chịu đau khổ trong bóng tối vô minh của ngục tù Samsara, như người cha cho một đứa con độc nhất của mình.

Lòng từ bi của Đức Manjustri (Văn Thù) rất công bằng. Lòng từ bi của Người không dành cho những Phật tử nhiều hơn là những người không phải là Phật tử, không dành cho con người nhiều hơn những loài phi nhân. Lòng từ bi của Người chạm đến mỗi chúng sinh đều như nhau. Đó được gọi là lòng từ bi công bằng hay không có điều kiện cho tất cả những ai đang chịu khổ đau và những ai có nhân của khổ đau tương lai. Khi người cha chỉ có độc một đứa con, người cha sẽ lo cho đứa con nhiều hơn cho chính mình. Đức Manjustri trông tất cả chúng sinh bằng cùng cách như vậy.

Giống như tiếng sét, Người thức tỉnh những ai đang mê ngủ trong vô minh và nới lỏng dây xích của nghiệp bằng sáu mươi nhánh của lời nói du dương êm ái.

Sở hữu sáu mươi nhánh của lời nói du dương êm ái có nghĩa Đức Manjustri (Văn Thù) có phẩm tính của lời nói trí tuệ. Vì Người là hiện thân của lời nói trí tuệ, Người có khả năng trao đổi bằng tất cả các ngôn ngữ, và sử dụng tất cả các giai điệu và âm thanh.

Cho dù nếu chúng ta đang ngủ ngon lành, chúng ta sẽ thức dậy khi sấm nổ. Cũng bằng cách đó Đức Manjustri cho chúng ta những bài giảng, Người đánh thức chúng ta ra khỏi những giấc ngủ vô minh.

Thông thường, chúng ta bị chế ngự bởi những xu hướng nghiệp của chúng ta. Vậy khi những bài giảng về đại trí tuệ được ban, chúng ta có thể bắt đầu nhận thức ý nghĩa và giải thoát mình khỏi nghiệp của luật nhân quả, những cảm xúc phiền não và những chướng ngại vi tế.

Ngài sử dụng thanh kiếm trí tuệ để cắt hết những cây giống con của sự đau khổ và xua tan bóng tối của lầm lạc.

Thanh kiếm trí tuệ tượng trưng cho việc cắt bỏ từ gốc rễ nhân của quả khổ. Điều này là quan trọng. Không có nơi chốn để trốn tránh khổ đau khi mà quả còn tồn tại. Nếu chúng ta giải thoát khỏi quả khổ, khổ đau không còn tăng trưởng được nữa. Chừng nào còn một nhân, nỗi khổ còn đi theo bạn. Cho dù bạn có hạ cánh ở mặt trăng, khổ vẫn bám lấy bạn như một cái bóng.

Chúng ta có thể thực hành để tránh tạo thêm nghiệp, nhưng chúng ta không có sự lựa chọn nào khác, tiếp tục cuộc đọ sức với khổ đau như kết quả của nghiệp lực từ kiếp trước. Chính vì vậy chúng ta phải học làm sao để đối mặt với nỗi khổ một cách tích cực. Khi chúng ta vận dụng tích cực hơn, chúng ta có thể lấy lợi thế của khổ đau và sử dụng để tịnh hóa và tăng trưởng Bồ đề tâm. Dù sao, điều quan trọng là không thêm tạo quả khổ, một cách thực hành pháp tuyệt diệu. Điều này dạy cho chúng ta chấm dứt đau khổ bằng cách không tạo quả khổ nữa. Và đây là điều trân quý-một cơ hội xác thực để giải thoát mình khỏi đau khổ.

Bóng tối của lầm lạc-khi chúng ta bước vào bóng tối, chúng ta không nhìn được rõ. Chúng ta có thể bước đi trên con đường nhưng không biết chúng ta đang ở đâu và đang tiến gần lại cái gì. Nhưng nếu chúng ta thắp lên một ánh sáng, chúng ta có thể nhìn đường rõ hơn và biết chúng ta đang đi đâu. Tương tự, khi sự mê lầm còn trong tâm trí, chúng ta không biết thực tế chúng ta đang làm gì. Chúng ta làm việc nặng nhọc, nhưng không biết thành quả mang lại do chúng ta đã tạo tác ra. Nhưng khi chúng ta phát triển được đại trí tuệ, nó sẽ trở nên sáng sủa. Loại trí tuệ này, được dẫn dắt nhờ đại từ bi, là cốt yếu.

Trong hình tướng Bồ Tát, Người là tinh khiết từ vô thủy, viên thành thập địa Bồ Tát, và hoàn hảo trong thân tướng với tất cả mọi tri thức.

Dù Đức Manjustri đã đạt được Phật quả nhưng Người trụ lại trong hình tướng vị Bồ Tát trẻ trung. Bản chất nguyên sơ của Người hoàn toàn tinh khiết từ vô thủy vô chung. Người đã chứng được bậc Bồ Tát thứ mười (Thập địa Bồ Tát)

Con xin đỉnh lễ Người, Đức Manjustri (Văn Thù), người được trang hoàng bởi 112 tướng hảo của một vị Phật, Người xua tan đi bóng tối vô minh của con.

Mặc dù chúng ta hoá hiện trong thân tướng của Đức Manjustri (Văn Thù), chúng ta đỉnh lễ Người vì chúng ta vẫn chưa đạt được những phẩm tính của Người. Điều này hình thành một niềm khát khao mãnh liệt để hiện thực tất cả những phẩm tính trên.

Tán thán bản ngắn hơn

Người là tuyệt hảo, tướng mạo tươi trẻ

Nơi ngọn lửa trí tuệ rực rỡ

Và xua tan bóng tối của thế giới vô minh

Con xin đỉnh lễ trước Người và cầu nguyện Người, Đức Manjustri (Văn Thù)

Như đã miêu tả ở trên, Đức Manjustri xuất hiện trong tướng mạo trẻ trung có nghĩa là Người đã chứng được Thập địa Bồ Tát, gần đạt với quả vị Phật. Đại trí tuệ này kết hợp với từ bi sinh ra ngọn lửa có thể thiêu đốt được rừng rậm của mê mờ và lầm lẫn đã ăn rễ sâu trong vô minh. Cho mỗi chúng sinh vĩ đại, mỗi người cần lễ lạy và tán dương.

Tụng chú

Ở nơi luân xa tim là một đĩa mặt trời trên đó có chủng tự MUM, bao quanh là câu chú quay theo chiều kim đồng hồ trong ánh sáng vàng. Ánh sáng tỏa ra từ chuỗi minh chú, khẩn cầu tất cả sự gia hộ và năng lượng của tất cả chư Phật đà, hòa vào chủng tự MUM.

Đoạn này miêu tả tâm trí bạn phải tập trung như thế nào khi bạn đọc chú.

Trong thân tướng chúng ta như Đức Manjustri (Văn Thù), ở nơi giữa trái tim ta là đĩa mặt trời, với chủng tự MUM đứng có màu vàng hoặc cam. Câu minh chú, OM WAGHI SHVA RI MUM, quay theo chiều kim đồng hồ và tỏa ra ánh sáng vàng tạo nên những phẩm vật cúng dường tới các chư Phật khắp mười phương. Trí tuệ, lòng từ vô hạn của các Ngài xuất hiện dưới dạng ánh sáng và hòa tan vào chúng ta. Nhờ nhận được sự gia trì và năng lượng truyền đến từ các Đức Phật, những chướng ngại về thân, khẩu và ý của chúng ta hoàn toàn được tịnh hóa, chúng ta thiền rằng chúng ta hiện thực tất cả những phẩm tính cao quý của các Đức Phật trong trạng thái tự nhiên của Đức Manjustri (Văn Thù).

Một lần nữa, ánh sáng phóng tỏa và biến tất cả vũ trụ bên ngoài thành miền đất tuyệt đối tinh khôi và tịnh hóa tất cả những chướng ngại của tất cả những chúng sinh đang ở trong hình tướng của Đức Manjustri (Văn Thù).

Sau khi chúng ta nhận được gia trì và được tịnh hóa, chúng ta quan tâm đến những chúng sinh khác trong Samsara với lòng đại từ đại bi. Ánh sáng vàng chiếu một lần nữa từ tâm của câu minh chú và chạm vào sáu cõi: địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, nhân, bán thiên và thiên. Đầu tiên, vũ trụ bên ngoài hay cảnh quan xung quanh biến thành vùng đất tinh khôi hùng vĩ của Đức Manjustri (Văn Thù). Từ đó ánh sáng hoàn toàn tịnh hóa những chướng ngại của chúng sinh trong tất cả sáu cõi, những nỗi khổ đau của họ và nhân của quả khổ được triệt tận gốc rễ. Chúng ta thiền để mỗi chúng sinh trở thành Đức Manjustri (Văn Thù) và cùng tụng chú cùng chúng ta.

Cho dù mọi người với tâm trí phóng dật cũng hóa hiện trong hình tướng Đức Manjustri (Văn Thù) và trở nên đẹp đẽ. Đặc biệt phát triển lòng từ cho những người này vì họ phải chịu khổ đau rất nhiều. Đó được gọi là thực hành Bồ đề tâm mà còn được gọi “bình đẳng cho mọi chúng sinh”.

Tất cả cùng tụng câu minh chú. Ánh sáng quay trở lại hạt chủng tự.

Mọi người-tất cả chúng sinh-đều tụng đọc câu minh chú, âm thanh của trí tuệ. Ánh sáng tịnh hóa cảnh quan xung quanh và chúng sinh trong đó rồi quay lại hạt chủng tự nơi tim bạn, hòa tan vào bạn.

OM WAGHI SHVA RI MUM

Lặp lại câu minh chú này nhiều nhất như bạn có thể mà không phạm sáu lỗi sau.

Một người nên tích lũy được ít nhất 600.000 biến.

Trong khi dịch, câu chú đọc “OM, Đức Thế Tôn của lời nói, Mum”. Tất nhiên, nó còn mang nhiều ý nghĩa sâu sắc hơn là cách dịch văn học cho phép. WAGHI có nghĩa là lời nói trí tuệ. Để có được lời nói trí tuệ, bạn phải tịnh hóa tất cả những chướng ngại về tinh thần. Một khi tâm trí được tịnh hóa và tất cả những phẩm tính tuyệt vời được hiện hành, thì tình trạng đó mới có thể được biểu hiện qua lời nói trí tuệ.

Sáu lỗi phải tránh gồm:

  1.  Tụng chú quá nhanh;
  2.  Tụng chú quá chậm;
  3.  Tụng chú quá to;
  4.  Không tạo ra âm thanh khi bạn tụng chú;
  5.  Thiếu một số chủng tự; và
  6.  Phát âm không đúng.

Khi bạn thấy buồn ngủ, bạn cần sử dụng âm điệu hoặc tụng to hơn. Khi tâm trí bạn trở nên bị kích động, thì bạn hãy tụng yên lặng hơn.

Nhiều người nghĩ rằng chúng ta cần tụng 600.000 biến trong một lần thực hành, nhưng không phải trường hợp này. Điều này có nghĩa thực tế là tích lũy 600.000 minh chú dần dần, từ từ. Bạn có thể hoàn thành trong một tuần nếu bạn nhập thất và thực hành 4 thời khóa một ngày. Ví dụ một kế hoạch nhập thất có thể bắt đầu dậy từ 4h00 sáng, tụng chú đến 7h00, và nghỉ ăn sáng. Tụng tiếp từ 8h00 đến trưa, và nghỉ ngơi ăn trưa. Tụng tiếp từ 1h00 chiều cho đến 4h.00 chiều, sau đó trà chiều và nghỉ cho đến 5h00. Sau đó tiếp tục tụng đọc cho đến 9h00 tối và đi ngủ vào lúc 10h00. Nếu bạn không thể nhập thất cho thực hành này, hãy cố thực hành vào mỗi buổi sáng. Một cách khác, đây là cơ hội tuyệt vời để tịnh hóa nghiệp và chướng ngại của chúng ta đồng thời tăng trưởng tâm trí trí tuệ.

Hóa tán

Vũ trụ bên ngoài hòa tan thành ánh sáng và hòa vào thân con. Con hòa vào chủng tự MUM đang được tan ra từ dưới lên trên (nada), từ từ trở thành rỗng rang. Con thiền trong niềm hỷ lạc của sự không phân biệt nhị nguyên của đối tượng và chủ thể.

Quán tưởng đầu tiên vũ trụ bên ngoài hòa tan vào các chúng sinh. Và các chúng sinh hòa tan vào ánh sáng, ánh sáng hòa tan vào bạn. Thiền rằng bạn hòa tan cùng một lúc Đức Manjustri Văn Thù-thực hành thiền từ đài sen lên trên và từ trên đầu xuống đến chủng tự MUM nơi tim bạn. Chủng tự MUM hòa tan từ dưới lên trên từ từ. Nada là phần vô cùng nhỏ trên đỉnh. Cái đốm này trở nên nhỏ dần nhỏ dần, từ từ hòa tan vào trong tính không. Chúng ta thả lỏng và thiền tại đây. Trạng thái này gọi là trạng thái Đại thủ ấn.

Khi một người trụ trong trạng thái không bị uế tạp như vậy, không có sự giận dữ, không có bám chấp, không có tự mãn, không có ghen tỵ và không có vô minh. Không có khoảng không nào dành cho những cảm xúc phiền não này. Bởi vì không có chủ thể hay đối tượng, tình trạng này được gọi là không-liên-quan. Tình trạng này còn được biết đến như là “hỷ lạc” bởi vì chính sự giải thoát hoàn toàn. Những phiền não bắt đầu quay lại nếu tâm trí ta rời khỏi trạng thái này. Đừng cưỡng ép những ý nghĩ tư tưởng phải biến đi hay đè nén chúng. Thiền trong trạng thái thả lỏng, trạng thái tự nhiên, hay còn được gọi là trạng thái không tạo tác. Để an trụ được trong cách thức này, một người cần kỹ năng lớn trong cả hai: thiền định (thiền-tâm-an-định) và thiền quán (thuộc về trực giác, quán chiếu thấu hiểu bên trong). Tình trạng đúng, cân bằng có thể tự nó giữ vững được mà không cần bất cứ nỗ lực nào. Hãy để cho tâm trí mềm mại và dẻo như một nắm bông. Nếu như bạn cưỡng ép tâm trí, nó sẽ trở nên cứng nhắc và không làm việc được. Đây là một cách thực hành tịnh hóa mạnh mẽ nhất để loại trừ toàn bộ gốc rễ của mọi lầm lạc.

Bằng cách quán chiếu tiến trình cái chết, thực hành Kim Cương Thừa dạy cho chúng ta làm sao để tái sinh trong trạng thái giác ngộ. Chúng ta, được hình thành, lớn lên, và có được thân thể này là nhờ những nhân từ những kiếp trước. Những nhân do chúng ta tạo tác ra bây giờ, đặt một khuôn mẫu cho sự tái sinh trong tương lai của chúng ta.

Nếu chúng ta có kỹ năng nhờ duy trì thiền, khi chúng ta chết, chúng ta không phải rơi xuống thành nạn nhân của những thói quen sai lạc lần nữa. Hơn nữa, chúng ta có thể đi qua cái chết một cách có chủ đích và không có lầm lạc. Câu minh chú OM SHUNYATA JNANA BAZRA SWABHAWA ATMA KOHAM ở đầu nghi quỹ nhắc chúng ta rằng mọi thứ đều nảy sinh từ tính không và hòa tan vào tính không. Nói một cách khác, mọi thứ đều có thể. Nới lỏng sự kìm kẹp của tự bám chấp vào mình và hé lộ bản chất tự nhiên giác ngộ của bạn.

Phần thực hành này được soạn một cách khéo léo. Bạn có thể chết và tái sinh nhiều lần một ngày, và qua đó, biến thành hiện thực những nhận thức từ vô thủy. Vậy thiền trong sự hỷ lạc của trạng thái không-liên-quan này lâu nhất có thể.

Và một lần nữa, con mang hình dáng của Đức Manjustri (Văn Thù).

Khi tâm trí không được nghỉ ngơi hoặc khi giai đoạn thiền đã qua đi, hãy xuất hiện trong hình tướng Đức Manjustri lần nữa. Nếu bạn có thời gian, lấy Đức Manjustri như một đối tượng và thiền về đối tượng đó trong một chốc lát. Đây là cách tốt để tâm an bình thông qua thực hành định. Thay vì quan sát hơi thở, bạn trở thành Đức Manjustri (Văn Thù) và lấy Đức Manjustri(Văn Thù) như đối tượng của thiền. Nếu tâm bạn chạy đi chỗ khác, mang tâm quay trở về và hãy lưu lại như Đức Manjustri (Văn Thù). Bạn mang bản chất của Đức Manjustri (Văn Thù) mà bản chất đó, thật sự, là bất khả phân với bạn.

Hồi hướng

Đọc lời hồi hướng trước khi đi vào bốn hành động

Bốn hành động là: đi du lịch; đi bộ; ngủ và ngồi. Trước khi tiến hành những hành động đó, trước tiên hồi hướng tất cả những thiện hạnh mới mẻ mà bạn đã tạo tác ra trong thời khóa này. Rất quan trọng để hồi hướng vào thời điểm này trước khi nó mờ nhạt đi và biến mất.

Nhờ ánh sáng trí tuệ của Người, hỡi Đấng Từ bi, cầu cho bóng tối vô minh trong tâm trí con được xua tan.

Đầu tiên có vài lời cầu nguyện hồi hướng liên quan đến Đức Manjustri(Văn Thù). Thực hành Đức Manjustri(Văn Thù) nhấn mạnh về trí tuệ, nhưng từ bi cũng coi là then chốt.

Điều này tạo nên sự kết nối giữa chúng sinh và Phật. Nếu chư Phật và Bồ Tát không có từ bi, thì đại trí tuệ làm được điều gì tốt cho chúng ta? Bởi vì sự đại từ bi của chư Phật và Bồ Tát, các Ngài đã hồi hướng toàn bộ để phục vụ cho chúng sinh. Chúng ta tôn trọng các vị Bồ Tát hơn bất cứ ai bởi tấm lòng đại từ đại bi của các Ngài, trí tuệ và kỹ năng. Chúng ta tin tưởng vào các Ngài vì lòng từ bi của các Ngài. Lòng từ bi làm người ta trở nên chân thành và trung thực. Lòng từ bi khiến mọi người giúp đỡ lẫn nhau.

Một điều quan trọng chốt yếu rằng mỗi trong số chúng ta phát triển một ý nghĩa của sự từ bi. Điều này mang lại yên bình cho tâm trí chúng ta. Mặc dù chúng ta nói “phát triển lòng từ bi cho những người khác”, thực tế, chúng ta được hưởng lợi lạc trước tiên. Điều này thật không dễ dàng. Chúng ta phải trải qua rất nhiều kinh nghiệm và tiến trình. Nhưng nếu chúng ta nỗ lực, từ bi sẽ nảy nở. Từ bi chính là phép mầu quyền năng nhất mà một người có thể biểu lộ ra. Trong bản văn này, trí tuệ của Đức Manjustri (Văn Thù) là yếu tố quan trọng nhất để xua tan những lầm lạc – chính là gốc rễ của mọi khổ đau. Nhưng đừng để mất tầm nhìn vào thực tế, trí tuệ của Người là một cặp không tách rời với từ bi.

Để nhận thức được tất cả những bản kinh và những chú giải, xin hãy ban cho con lực của trí tuệ sáng ngời.

Tất cả những lời nói của Đức Phật được gọi là kinh, vậy sự tham khảo vào kinh ở đây bao gồm tất cả những bài giảng của Đức Phật, kể cả Mật thừa. Chú giải, trong trường hợp này là những chú giải được viết bởi Ngài Long Thọ, Vô Trước và những học giả lớn đi theo Đức Phật. Chúng ta cầu khẩn ở đây cho quyền năng, sự can đảm và khả năng tinh thần để nhận biết và biến tất cả những bài giảng thành hiện thực.

Bất kể lúc nào con muốn nhìn thấy Người, hay con cần tới Người làm sáng tỏ những lầm lạc của con, Đức Manjustri Ghoka (Văn Thù), xin ban cho con có cái nhìn sáng tỏ của Người không có bất cứ chướng ngại nào.

Manjustri Ghoka có nghĩa là “Manjustri du dương”. Cái nhìn sáng tỏ không cần thiết có nghĩa rằng bạn phải nhìn Đức Manjustri (Văn Thù) mặt đối mặt.

Tất nhiên có nhiều câu chuyện mọi người đã nhìn thấy Người. Ít nhất chúng ta nhận được sự gia trì trí tuệ của Đức Manjustri (Văn Thù). Khi chúng ta lĩnh hội được trí tuệ của Đức Manjustri (Văn Thù), chúng ta có cơ hội để làm sáng tỏ những mê mờ và chướng ngại. Vậy đó cũng là cách giống như nhìn thấy được Đức Manjustri(Văn Thù).

Với sự gia trì chúng ta phát triển nhận thức có giá trị trực tiếp để thâm nhập vào bản chất thực tế của mọi hiện tượng.

Người, Đức Manjustri, đã thực hiện những chiến công lớn đến giới hạn xa nhất của mười phương vì sự lợi lạc của tất cả chúng sinh. Cầu mong con và những người khác cũng thực hiện được những hành động như vậy.

Từ vô thủy tới nay, Đức Manjustri (Văn Thù) đã thực hiện được vô số những hành động để làm lợi lạc cho chúng sinh. Cầu mong con và tất cả chúng sinh thực hiện được những hành động như vậy với cùng Bồ đề tâm để chúng con có thể hành động như Đức Manjustri (Văn Thù) làm.

Bồ đề tâm, tâm trân quý và tuyệt vời

Nơi nào tâm ấy chưa sinh, xin tâm đó nảy sinh

Nơi tâm đó đã sinh, xin không hư hoại

Mà càng ngày càng phát triển cao hơn và hơn nữa.

Đây là lời nguyện Bồ đề tâm, tâm trân quý và tuyệt vời nhất của sự giác ngộ. Nếu bạn cầm một chuỗi tràng và đếm mỗi ý nghĩ giống như tụng chú, sẽ không thể đếm nổi các ý nghĩ trong một ngày. Trong những ý nghĩ này, một ý nghĩ quý báu nảy sinh ‘tôi muốn đạt quả vị Phật để làm lợi lạc cho tất cả chúng sinh’. Ý nghĩ này là trân quý và tuyệt vời nhất bởi vì nó sẽ dẫn chúng ta đến trạng thái giải thoát khỏi những nỗi khổ. Giữa những ý nghĩ không đếm được của vô lượng chúng sinh, cầu mong ý nghĩ này nảy sinh trong tâm trí. Cầu mong cho ai đã có ý nghĩ này, không quên ý nghĩ đó trở nên mạnh hơn, mạnh hơn cho đến khi chúng tràn đầy tất cả, tuyệt vời. Đây là con đường chính thống để dẫn tới Phật quả. Cầu mong họ biết đến điều này và thực hành thành công.

Nhờ lực gia trì của Đức Phật là người đã hoàn thành ba thân, nhờ lực gia trì của bản tính bẩm sinh chân như của Pháp, và nương nhờ lực gia trì của tăng đoàn bất biến, mong cầu những công đức mà con sẻ chia trổ quả.

Đức Phật có ba thân:

  •  Pháp thân, sự tuyệt đối, bản chất tự nhiên của trí tuệ tinh khôi.
  • Báo thân, thân dạng bầu trời mà chỉ được các vị đại Bồ Tát chứng được thập địa cao của những kinh nghiệp tâm linh nhìn ra được
  • Ứng hóa thân, thân phát ra được những chúng sinh bình thường nhìn thấy được tại những thời điểm và những nơi đặc biệt.

Mặc dù ở đây không có sự phân chia giữa những thân này theo cách nhìn xa của Đức Phật, có những cá nhân nhận thức chúng khác nhau tùy theo khả năng của họ. Giáo pháp là một bản thể tự nhiên không thay đổi, sự thật bẩm sinh này có một sức mạnh lớn lao. Sự gia trì của Tăng đoàn bất biến để tăng trưởng niềm tin tưởng bất biến vào và niềm tín ngưỡng đối với Đức Phật, Giáo pháp và Tăng đoàn. Thành quả chúng ta mong đợi là sự giác ngộ hoàn toàn vì lợi ích của tất cả chúng sinh. Cầu nguyện bằng cách này mang lại sự gia trì mạnh mẽ.

Nhờ đức hạnh trong trắng như tuyết trên những ngọn núi, cầu mong những bài giảng của đức Ratnashri nở hoa khắp cả mười phương và xua tan vô minh của tất cả mọi chúng sinh mà họ sẽ đạt được ít nhất trí tuệ tuyệt hảo của Đức Phật.

Đức Khenchen Konchog Gyaltsen Rinpoche biên soạn