CHIA SẺ

1098155_520155198056550_1807681576_n

Với nhiều người trong chúng ta, bệnh tật của thân thể giống như một cục nam châm thu hút những lo lắng. Đôi khi chúng ta cảm thấy cơn đau nhắc nhở con người chúng ta mong manh và giới hạn biết bao. Điều này không nhất thiết phải xấu vì mùi của sự tử vong có thể cho chúng ta một đánh giá tốt hơn cho cái tại đây và bây giờ. Thậm chí những bệnh nhẹ như cảm lạnh có thể giúp chúng ta thực hành việc buông bỏ bản ngã, và trong khi làm như vậy nó cho chúng ta sự tự do để thực hiện mọi mặt cuộc sống của chúng ta.

Mặc dù những bệnh tật thân thể có thể khó chữa lành hơn những vấn đề cảm xúc bằng những sức mạnh của tâm, tuy nhiên tâm thức giữ một vai trò lớn trong sự chữa lành bệnh tật thân thể. Trong một vài trường hợp, với một tâm đơn thuần có thể chữa khỏi những bệnh tật thân thể, thậm chí với những bệnh mà thuốc men thông thường đã thất bại.

Đạo Phật tạo rất ít phân biệt giữa thân và tâm. Thật vậy, Bốn Tantra, quy tắc của y học cổ truyền Tây Tạng công bố rằng tất cả bệnh tật là kết quả của sự chấp ngã. Shedgyud, một trong những Tantra này nói :

Nguyên nhân chung của bệnh tật,
Nguyên nhân duy nhất của mọi bệnh tật,
Là vô minh do không nhận ra bản tánh thật sự của vô ngã.
Chẳng hạn, con chim sẽ không bao giờ tách rời khỏi bóng mình
Ngay cả nếu nó bay trong bầu trời (và bóng không thể thấy) ;
Cũng như vậy, người không giác ngộ sẽ không bao giờ thoát khỏi bệnh tật,
Thậm chí dù họ vẫn đang hưởng thụ hạnh phúc.
Những nguyên nhân đặc biệt của bệnh tật là sự không sáng suốt tạo ra
Tham dụcsân hận, và vô minh,
Và nó tạo ra bệnh đường mật, khí, và đờm dãi như là kết quả.

Ngài Zurkharpa Lodroš Gyalshen bình luận về những bản văn y học cổ, đã viết :

Y học đồng nghĩa với chữa lành.
Nó chữa lành những rắc rối của khí (năng lượng), mật,
thủy dịch của thân,
Nó là sự chữa lành những phiền não của tham, sân, si của tâm.

Nếu tâm bạn khỏe mạnh, thân bạn cũng sẽ mạnh. Tuy nhiên, thậm chí có người tâm linh sâu thẳm cũng bị bệnh. Chúng ta giải thích điều này như thế nào ?

Đức Phật đã chứng đắc toàn giác, vượt khỏi đau khổ và luật nhân quả được biết là nghiệp báo. Nhưng đức Phật cũng vẫn là một con người, giống như tất cả chúng ta, Ngài cũng có một thân lệ thuộc vào sự hư hoại và cái chếát. Tuy vậy, một người đã giác ngộthoát khỏi chấp ngã và như thế không kinh nghiệm bệnh tật như đau khổ. Nó là thái độ của tâm thức có giá trị nhất.

Ngay cả với chúng ta, về những người chưa chứng ngộ, thì chúng ta càng buông xả, bệnh tật của chúng ta càng bớt nghiêm trọng. Đây là bài học thực tiễn tất cả chúng ta có thể hiểu được và nhớ trong tâm. Với quan điểm tích cực, bạn sẽ không cảm thấy tồi tệ và thân thể có thể tự chữa lành chính nó tốt hơn.

Có vẻ rất kỳ lạ, nhưng thực tế chúng ta có thể chào đón bệnh tật khi nó đến. Đạo Phật xem bệnh tật như một cái chổi quét đi những tích tập của những thái độ và phiền não tiêu cực. Ngài Jigme Lingpa viết :

Không có một nhiên liệu nào tốt hơn bệnh tật để đốt tiêu nghiệp xấu.
Không nên chấp nhận một tâm buồn phiền hoặc quan điểm tiêu cực lên bệnh tật,
Mà hãy xem chúng như những dấu hiệu tiêu hao nghiệp xấu của mình và hoan hỷ với chúng.

Với những người không phải Phật giáo và tương tự Phật giáo, sự đau yếu có thể cung cấp một cơ hội làm giảm bớtbuông xả và hưởng thụ cuộc sống thậm chí đang ở giữa đau khổ.

Đôi lúc, khi thân thể bạn bắt đầu cảm thấy mất thăng bằng, bạn có thể thoát khỏi bệnh tật trước khi nó bám rễ vững chắc vào thân, tâm của bạn. Nhưng dù bạn xuống cấp vì lạnh hay cúm, đừng để ý quá nhiều vào nó. Hãy cố gắng đừng cảm thấy mình là nạn nhân, như thể bệnh cúm chọn riêng bạn. Đa số người đều bị bệnh và bằng cách nhớ lại điều này bạn có thể đặt đau khổ vào trong viễn cảnh tổng quan và phát triển tâm bi cho gia đình nhân loại mà bạn thuộc vào.

Mọi sự đều vô thườngbao gồm cả bệnh tật, thậm chí có lúc bạn cảm thấy nó xấu vĩnh viễn. Hãy nhớ rằng cảm giác xấu cuối cùng rồi cũng tan biến đi.

Khi bạn bệnh, hãy cố tìm cách cảm thấy một cái gì tốt trong đó. Hãy thiền định trong lúc nằm trên giường, hoặc đọc một cuốn sách thích thú. Hoặc nếu lúc đó bạn thấy khó chịu, với sự đơn giản và thưởng thức, bạn có thể nhìn ra cửa sổ xem những dải ánh sáng trong phòng, hay lắng nghe những âm thanh sinh hoạt bên ngoài. Nếu bạn cảm thấy khổ sở vì những triệu chứng như buồn nôn, đừng tiên liệu trước trong thời gian tới sẽ đau đớn hay khổ sở hơn. An trú một cách tĩnh lặng bên trong thân thể bạn và đơn giản cảm thấy thư giãn đến mức có thể. Nếu bạn phải ở trong phòng bệnh, có thể đem vào một vài thứ tạo cảm hứng như bức tranh hay hoa tươi bên cạnh bạn để tạo niềm an ủi.

Bạn phải tự chăm sóc tốt cho chính bạn và sức khỏe của bạn. Lời khuyên này hoàn toàn hiển nhiên ; tại sao một số người trong chúng ta không biết nó ? Ngay cả một việc đơn giản là đi tắm khi ta mệt nhọc có thể làm phấn chấn và thoải mái. Một số người thiếu thận trọng với sức khỏe của họ. Một số khác lại tin tưởng lầm lẫn rằng tự chăm sóc sức khỏe bằng cách nào đó là ích kỷ. Nhưng thái độ này là bám chấp vào bản ngã mà lại gọi là quên mình, không ích kỷThái độ đúng đắn là biết thương yêu mình, không bám chấp. Trước tiên chúng ta phải biết tự thương mình thực sự là gì ? Nói cách khác là làm sao chúng ta có thể thương yêu người khác nếu không thương mình ?

Khi người ta mắc bệnh nặng, tinh thần họ có thể chìm đắm. Họ có thể cảm thấy vô vọng. Họ tự trách mình vì những nguyên nhân gây ra đau yếu hay bị thuyết phục bởi những người khác bảo rằng đó là lỗi của chính họ.

Trách móc không có chỗ trong sự chữa lành bệnh. Nếu bạn có thể tìm thấy điều gì đó trong cách sống của mình trực tiếp gây ra bệnh tật, điều đó là tốt. Sau đó, thái độ của bạn sẽ là : “Tôi bị tổn hại do lối sống, nhưng giờ đây tôi có động cơ để thay đổi.” Tuy nhiên, trong lúc chấp ngã là nguyên nhân tối hậu của đau khổ và bệnh tật, thì luật nhân quả bảo chúng ta rằng có thể có vô số nguyên nhân cho bất cứ sự kiện đơn giản nào – và chúng ta không thể nhận ra toàn bộ chúng. Chỉ cần biết đơn giản rằng chúng ta là người, và bây giờ chúng ta bệnh. Thái độ đúng là tiếp tục chữa bệnh.

Nếu có thể, chớ quá nghiêm trọng hóa bệnh tật, dù những bệnh trầm trọng. Khi định mệnh và bóng tối giáng xuống, đó có thể là khoảnh khắc cực kỳ để đùa vui. Nếu bạn có thể khôi hài khi mắc bệnh nặng, lòng can đảm sẽ gây hứng khởi cho bạn và mọi người khác. Tôi có một người bạn Tây Tạng ở Ấn Độ, anh ta luôn mang đến cho những người bạn của mình những tràng cười vui vẻ khi anh nói và làm bất cứ về điều gì. Một ngày nọ anh ta bị tai nạn xe hơi ở Darjeeling. Khi bạn bè vội vã vào bệnh viện, anh ta trong tình trạng không thể đùa giỡn. Mặc dù rất thích gặp bạn bè, anh ta giả vờ bị rối loạn và quay mặt. Đột nhiên, một tràng cười lớn đầy cả căn phòng và bạn bè nhận ra anh trêu chọc họ và một không khí sống động và thoải mái tràn ngập.

Hãy chọn phương thức khôn ngoan và hợp lý để quyết định cách điều trị tốt nhất và mở rộng với bất cứ phương thức nào có thể giúp ích. Điều này chắc chắn bao gồm nền y học quy ước thông thường. Đôi khi một số người thích thú trong việc chọn thiền định để chữa bệnh, họ nghĩ từ chối thuốc men hay những tiện ích của khoa học hiện đại, với ấn tượng sai lầm rằng họ phải dựa duy nhất vào tâm thức hơn là bất cứ cái gì bên ngoài. Nhưng ngay cả đa số những thầy thuốc y khoa giỏi của Phật giáo Tây Tạng cũng cho toa bằng “chất liệu” bên ngoài. Không có gì sai khi dùng thuốc nếu chúng có thể giúp chúng ta.

Sự thăng bằng đến trong tầm tay khi chúng ta bệnh. Nếu muốn nghỉ ngơi, cứ lên giường. Mặt khác, ngay cả đối với bệnh nặng, đừng quá xem là nghiêm trọng những giới hạn về sức khỏe do người khác hay chính mình tự đặt ra. Thậm chí có thể lấy làm ngạc nhiên khi ta bắt đầu đi đi lại lại sớm sau khi mổ. Một tâm thức tích cực tốt và sẽ phục hồi nhanh chóng dù bị bất cứ bệnh nào. Tâm có thể giống như một vị tướng với thái độ không sợ hãi chuyển đội quân thất bại quay lại và dẫn dắt họ chiến thắng.

Nếu bạn thấy cô đơn bởi bệnh tật, hãy đi ra ngoài. Cố gắng liên hệ với bạn bè, gia đình, hay bất cứ người nào chung quanh bạn. Hãy đứng lên và hội nhập với thếá gian. Điều này là phương thuốc tuyệt vời, thậm chí nếu bạn không thể đứng dậy hoặc đang trong cơn đau, hãy gọi điện thoại nói chuyện với bạn bè, người thân, thầy tu hay những người làm việc xã hội (từ thiện). Nếu có thể, hãy đọc sách để gây cảm hứng, lắng nghe âm nhạc vui tươi, ngắm xem vẻ đẹp của những bông hoa hay tranh ảnh, hoặc ánh sáng đẹp đẽ chiếu qua cửa sổ. Nếu bạn không thể thấy bất cứ gì tạo cảm hứng, hãy nghĩ về điều gì hay người nào mà bạn yêu thương và hưởng thụ chúng. Nếu tâm bạn vui vẻ, bạn đang trên con đường chữa lành. Cũng vậy, bạn có thể nghĩ về những người bị bệnh khác. Hãy hình dung rằng sự đau khổ của bạn làm những đau khổ của họ có thể chịu đựng được, rằng bằng cách nào đó bạn có thể cất đi những lo nghĩ của họ và ôm chúng vào trong sự đau khổ của mình. Điều này là sự thiền định về tâm đại bi của đạo Phật mà bất cứ ai cũng có thể sử dụng. Nó có thể làm nhẹ gánh nặng cảm xúc của bạn. Trong một số trường hợp năng lực của nó có thể thực sự giải thoát giúp bạn chữa lành những vấn đề thân xác.

Hãy thân thiện với giận dữsợ hãi hoặc thiếu can đảm nếu nó khởi lên, bất kể nó mạnh mẽ và dai dẳng, vì một tiếp cận kiên nhẫn có thể cho phép ngay cả những cảm xúc hỗn loạn nhất chuyển thành năng lực chữa bệnh. Nếu bạn không kiên nhẫn, có thể xem chúng là tích cực vì điều đó có nghĩa là bạn muốn được tốt hơn.

Thái độ thân thiện tốt lòng này có thể trải rộng ra với bệnh tật trong cơ thể bạn cho đến khi được chữa khỏi. Trong đạo Phật, thân xác được coi là một cõi trời thanh tịnh. Một thiền định Phật giáo tôn trọng ngay cả con vi khuẩn (hay “côn trùng” như người Tây Tạng suy nghĩ về chúng) bình thường vẫn sống trong cơ thể người khỏe mạnh. Nếu chúng ta có vi khuẩn hay virus không tốt lành, và mục đích là chữa lành, nhưng chúng ta không cần phải ghê sợ nó hoặc cảm thấy bị nhiễm trùng. Chúng ta có thể biết rằng một bệnh nguy hiểm đang tham dự vào cơ thể mình mà không trở nên quá đồng hóa với nó.

Phần lớn chúng ta sợ hãi viễn cảnh xấu nhất đối với thân thể là quá bệnh hay không thể chuyển động. Tuy vậy, hãy nghĩ rằng có bao nhiêu người tàn tật thậm chí có khả năng vượt lên giới hạn nhờ thái độ tích cực. Một ví dụ nổi tiếng về Stephan Hawking, nhà vật lý thiên thể học danh tiếng người Anh, mà lòng nhiệt tình đối với cuộc sống tâm thức đã vượt qua căn bệnh liệt toàn thân và không nói được. Một người bạn của tôi, đức Cha Nellie Greene bị tổn thương thần kinh trầm trọng, nhưng với một tâm thức trong sáng và qua thái độ kiên nhẫn, đã trở thành người trợ tế của nhà thờ Espicopal. Nhờ vậy trong lúc thân thể rất yếu nhưng tâm thì không phải thế.

Không phải bệnh tật nào cũng có thể chữa lành hay làm đứng lại. Sau cùng thân thể chỉ là một nhà trọ, chúng ta đã được định phần ở đó và cuối cùng phải ra đi. Tất cả chúng ta đều phải chết, nhưng ngay cả khi chúng ta chỉ còn sống một vài tháng hay vài ngày, chúng ta có thể thấy ngay cả cơn bệnh kết thúc cuộc đời mình như là một cơ hội. Biết rằng, chúng ta đang chết có thể là một ban phước đích thực, vì khi đó chúng ta có thể hoàn toàn lo lắng cho chính mình và mở ra một con đường mà khi mạnh khỏe chúng ta thấy là khó khăn. Chúng ta có thể bảo với người thân rằng ta thương họ biết bao nhiêu và nối lại những mối quan hệ đã bị căng thẳngChúng ta có thể tìm thấy giá trị trong những khoảnh khắc nhỏ bé của đời sống mà chúng ta có.

Tự thân cái chết có thể là một chữa lành sâu xa. Ngay cả nếu hoàn cảnh dẫn đến cái chết là rất khó khăn hay đau đớnan bình vẫn có thể đạt được. Mọi việc trong đời sống kể cả cái chết, đều có thể buông xả.

Nhưng chớ rời bỏ cuộc sống quá sớm ! Đó là tài sản và là tặng phẩm quý giá của đời sống, và nếu có một cơ hội để sống hãy quyết định chắc chắn rằng mình sẽ sống tốt hơn. Trong trật tự tự nhiên của sự vật. Tử thần cuối cùng sẽ làm chủ thân thể. Khi cái chết vẫy gọi, chúng ta sẽ đi : đây là điều đương nhiên. Tuy vậy, đôi khi chúng ta có thể lừa gạt thần chết một chút, chúng ta chớ lập tức trả lời ngay khi ông ta gọi.

Khi tôi đang học trường Đại học Kinh Điển tại tu viện Dodrupchen, một người bạn cùng lớp tên là Chojor, anh ta là một tu sĩ trẻ, vui vẻdịu dàng, chăm chỉ, đã chịu đựng căn bệnh động kinh nặng. Vài tháng hay vài lần trong ngày anh ta đã phải trải qua cơn động kinh dữ dội. Những cơn co giật của anh đem lại sự sợ hãi và rối loạn vào đời anh và hỗn loạn trong lớp và những buổi lễ của chúng tôi.

Cuối cùng, Ngài Tulku Jiglo một Lama thâm niên, Ngài mập mạp và rất vui nhộn, giống như hình tượng bình dân là Ông Phật cười của Trung Quốc (Phật Di Lặc). Dù ngài không còn một cái răng nào, ngài luôn cười rất tươi cũng như hay đùa giỡn và chọc phá mọi người – trong khi vẫn tụng những lời cầu nguyện không ngớt. Ngài Tulku biết cách cầu nguyện đặc biệt để điều trị bệnh động kinh. Với một lễ quán đảnh, ngài truyền trao kiến thức này cho Chojor và bọn chúng tôi. Từ ngày đó đến suốt một tháng, mỗi buổi chiều trước khi mặt trời lặn, chúng tôi cầu nguyện nửa giờ và cúng dường một cái bánh đơn giản. Sự cầu nguyện gồm nghi lễ cúng dường đến các hành tinh hay những vị thiên trong bối cảnh thiền định của đạo Phật. Người Tây Tạng tin rằng bệnh động kinh gây ra bởi ảnh hưởng của các hành tinh. Kể từ đó Chojor đã thoát khỏi cơn động kinh. Sự chữa bệnh như vậy là kết quả của sự mở rộng tâm với thái độ tích cực, mời gọi năng lực chữa lành từ nhiều nguồn năng lực (trong trường hợp này là từ những hành tinh) và tin tưởng vào những hiệu quả chữa bệnh. Đây là sự chữa lành không qua những phương tiện vật chất, mà qua những sức mạnh tâm linh và tinh thần.

Không phải chỉ có những vị thầy tâm linh hay những tu sĩ có thể hồi phục lại từ bệnh tật nặng nề. Một người bạn tốt của tôi đã sống sót nhờ thiền định khi được tuyên bố mắc bệnh sắp chết, và trường hợp của anh ta không phải là phi thường. Harry Winter năm 1988 đã bảy mươi tư tuổi, được chẩn đoán là ung thư phổi. Ông ta chỉ còn sống được sáu tháng, nhưng là một thiền giả, Harry rất tin tưởng tâm mình có thể tối thiểu làm căn bệnh chậm lại. Thêâm vào sự thiền định nhằm vào việc buông lỏng tâm thức và tẩy trừ những chướng ngại tâm thức, ông ta bắt đầu một quán tưởng chữa lành nửa giờ trong một ngày.

Ông ta đã giải phẫu hai lần, các bác sĩ rất ngạc nhiên vì bệnh ung thư của ông đã giảm hẳn. Khi bệnh ung thư tái phát sau năm năm, ông đã từ chối lần giải phẫu thứ ba vì có thể làm ông nằm liệt giường. Ông tiếp tục thiền định sâu xa mỗi ngày, đem những cảm nhận an bình và nồng ấm vào những ngày cuối đời. Trong một quãng thời gian, ông đã thiền định tám giờ một ngày.

Vào ngày sinh nhật thứ tám mươi, Harry hoàn toàn thoát khỏi bệnh ung thư và sức khỏe hoàn toàn tốt hơn sáu năm trước với sự ngạc nhiên của các bác sĩ. Sự gặt hái của thiền định đem đến cho ông một tâm linh phong phú và sâu sắc.

Sự thiền định Harry áp dụng là đến quán tưởng cam lồ chữa lành từ Kim Cương Tát Đỏa (Vajrasattva), vị Phật của sự tịnh hóa. Trong tâm thức, ông thấy vị bổn tôn ngồi trên đỉnh đầu và cam lồ rót xuống thân thể mình. Harry nghĩ đến cam lồ như là “những người trợ giúp” tiếp xúc và chữa lành những tế bào ung thư trong thân thể, và cũng tịnh hóa mọi phiền não nhiễm ôSự thiền định của Harry luôn luôn bao gồm ước muốn tịnh hóa tất cả chúng sanh và toàn thể pháp giới. Những bài tập chữa bệnh mà Harry đi theo là một trong những nguyên lý chính mà cuốn sách này hướng dẫn trong các chương sau.

Tác giả: Tulku Thondup Rinpoche

Nguyên tác: Năng lực chữa lành của Tâm – Những thực tập đơn giản chữa lành bệnh thân để có sức khỏe và chữa lành bệnh tâm để giải thoát và giác ngộ

Việt dịch: Tuệ Pháp

Nhà xuất bản Thiện Tri Thức