CHIA SẺ

2011_11_05_Japan_G01np

Mục đích của Cuộc sống là Phấn đấu cho Hạnh phúc

Chúng ta ở đây; chúng ta tồn tại và chúng ta có quyền hiện hữu. Ngay cả những sinh vật không có tri giác như hoa cũng có quyền tồn tại. Nếu một lực tiêu cực gây sức ép với hoa, thì về phương diện hóa học, hoa sẽ tự hồi phục để tồn tại. Nhưng hơn thế nữa, con người chúng ta bao gồm cả côn trùng, thậm chí những vi sinh như a-míp, cũng được xem là chúng sinh hữu tình. Như vậy là sinh vật có tri giácchúng ta lại có càng nhiều cơ chế để giúp chúng ta tồn tại.

Những sinh vật mà có thể di chuyển theo ý muốn của chúng, đó là định nghĩa của “sinh vật hữu tình” theo các cuộc thảo luận mà tôi đã có với các nhà khoa học. “Hữu tình” không nhất thiết có nghĩa là có ý thức hoặc là con người có nhận thức. Trên thực tế rất khó định nghĩa “nhận thức” hay “ý thức” là gì. Thông thường nó là phần rõ ràng nhất của trí tuệ, nhưng liệu chúng ta còn ý thức hay không khi đang nửa tỉnh hay bất tỉnh?  Côn trùng có ý thức không? Có lẽ tốt hơn để nói về “khả năng nhận thức” hơn là ý thức.

Trong bất kỳ trường hợp nào, điểm chính mà chúng ta đang đề cập đến ở đây bởi nhận thức là khả năng trải nghiệm cảm giácđau đớn, vui, hoặc cảm giác trung tính. Trên thực tế, niềm vui và nỗi đau, và hạnh phúc và bất hạnh, là những điều mà chúng ta cần phải xem xét kỹ hơn. Ví dụ, mọi sinh vật đều có quyền sống còn, có nghĩa là muốn được hạnh phúc hoặc thoải mái: đó là lý do tại sao sinh vật hữu tình cố gắng sống sótVì vậy, sự sống còn của chúng ta dựa trên hy vọng – hy vọng cho một cái gì đó tốt như hạnh phúc. Vì thế, tôi luôn kết luận rằng mục đích của cuộc sống là hạnh phúc. Với hy vọng và cảm giác hạnh phúcthân thể chúng ta cảm thấy khỏe. Vì vậyhy vọng và hạnh phúc là những yếu tố tích cực cho sức khoẻ của chúng ta. Sức khoẻ phụ thuộc vào tâm trí vui tươi.

Mặt khác, tức giận dựa trên một cảm giác mất an toàn và làm chúng ta sợ hãi. Khi chúng ta gặp một thứ gì đó tốt, chúng ta cảm thấy an toàn. Khi cái gì đe dọa chúng tachúng ta cảm thấy không an tâm và sau đó chúng ta trở nên tức giận. Tức giận là một phần của tâm trí tự bảo vệ mình khỏi những gì làm hại sự sống còn của chúng ta. Nhưng chính sự tức giận làm cho chúng ta cảm thấy khổ tâm và như vậy, cuối cùng, không tốt cho sức khỏe của chúng ta.

Dính mắc là một yếu tố hữu ích cho sự sống còn. Vì vậy, ngay cả một cái cây, dù không có bất kỳ yếu tố ý thức nào, vẫn có một đặc tính hóa học mà nó sản sinh ra để bảo vệ chính nó và giúp nó tăng trưởngThân thể chúng ta, về mặt vật lý, cũng tương tự. Nhưng, là con ngườithân thể chúng ta cũng có một yếu tố tích cực về mức độ xúc cảm khiến chúng ta có tình cảm với ai đó hoặc gắn bó với hạnh phúc của chính chúng ta. Tức giận, mặt khác, với yếu tố gây hại, làm chúng ta xa rời mọi thứ kể cả hạnh phúc. Về mặt thể chất, niềm vui mà hạnh phúc mang lại, tốt cho cơ thể; Trong khi tức giận và bất hạnh chỉ gây hại. Vì vậy, từ quan điểm của việc mưu cầu sự sống còn, mục đích của cuộc sống là có hạnh phúc.

Đây là mức độ cơ bản của con người mà tôi đang nói tới; Tôi không nói về mức độ thứ hai là tôn giáo. Về mức độ tôn giáo, tất nhiên có những giải thích khác nhau về mục đích của cuộc sống. Khía cạnh thứ hai thực sự khá phức tạp; Do đó, tốt hơn là nói về mức độ cơ bản của con người.

Hạnh phúc là gì?

Vì mục đích của chúng ta và mục đích của cuộc sống là hạnh phúc, vậy hạnh phúc là gì? Đôi khi đau đớn về thể chất thậm chí có thể mang lại một cảm giác toại nguyện như trường hợp của một vận động viên sau khi tập luyện mệt nhoàiVì vậy, “hạnh phúc” có nghĩa là chủ yếu là cảm giác mãn nguyện. Do đó đối tượng của cuộc sống hoặc mục tiêu của chúng ta là sự thỏa mãn.

Hạnh phúc, buồn bã và khổ đau – đối với những cảm giác này, có hai mức độ: mức độ giác quan và mức độ tinh thần. Mức cảm giác là phổ biến với các động vật nhỏ có vú, thậm chí cả côn trùng – con ruồi. Ở khí hậu lạnh, khi mặt trời hiện ra, con ruồi thể hiện một khía cạnh hạnh phúc: nó lượn qua lượn lại thật đẹp. Trong một căn phòng lạnh, nó bay chậm lại: nó để lộ một dấu hiệu buồn bã. Nhưng, nếu có một bộ não tinh vi thì thậm chí sẽ có cảm giác sung sướng mạnh mẽ hơn. Tuy vậy, bộ não tinh vi của chúng ta là lớn nhất về kích cỡ cho nên chúng ta cũng có trí thông minh.

Hãy xem xét trường hợp của con người không cảm thấy những mối đe dọa về thể xác. Họ có một cuộc sống hạnh phúcthoải mái, bạn bè tốt, lương bổng, và tên tuổi. Nhưng, ngay cả lúc đó, chúng ta lấy một số triệu phú làm ví dụ, họ cảm thấy rằng họ là một bộ phận quan trọng của xã hội, nhưng thường thì những người này, với tư cách là con người, lại là người không hạnh phúc. Đôi khi tôi đã gặp những người rất giàu có, có ảnh hưởng; họ biểu lộ một tâm bối rối, sâu thẳm bên trong, họ có cảm giác cô đơncăng thẳng và lo lắngVì vậy, ở mức độ tinh thần, họ đang đau khổ.

Chúng ta có một trí thông minh kỳ diệuvì vậy mức độ tinh thần của kinh nghiệm chúng ta chiếm ưu thế hơn mức độ thể chất. Nó có thể giảm bớt hoặc chế ngự cái đau thể xác. Lấy một ví dụ nhỏ, thời gian trước đây tôi đã phát bệnh nghiêm trọng. Tôi bị đau ruột. Vào thời điểm đó, tôi ở Bihar, tiểu bang nghèo nhất Ấn Độ và tôi đã đi qua Bodh Gaya và Nalanda. Ở đó, tôi thấy nhiều trẻ em rất nghèo. Chúng đang hốt phân bò. Chúng không được giáo dục và tôi cảm thấy rất buồn. Sau đó, gần Patna, thủ phủ của bang, tôi bị đau quặn và đổ mồ hôi. Tôi thấy một người già, một người đàn ông bị bệnh, mặc vải trắng, dơ bẩn. Không ai chăm sóc người đó, buồn thật. Đêm đó trong phòng khách sạn của tôi, thân xác tôi đau đớn, nhưng tâm trí của tôi thì nghĩ đến những đứa trẻ và ông già ấy. Mối quan tâm đó làm giảm đáng kể nỗi đau thể xác của tôi.

Lấy ví dụ những người luyện tập cho Thế vận hội. Họ luyện tập rất mạnh mẽ, và cho dù họ cảm thấy đau đớn và vất vả đến mức nào đi nữa, về mặt tinh thần họ vẫn thấy hạnh phúc. Do đó, tinh thần quan trọng hơn trải nghiệm thể chấtVì vậy, điều thực sự quan trọng trong cuộc sống là hạnh phúc và sự hài lòng.

Các nguyên nhân của hạnh phúc

Nguyên nhân của hạnh phúc là gì? Tôi nghĩ rằng cái thân này kết hợp hài hòa với một tâm tịnh chứ không phải một tâm động, do đó một tâm tịnh rất quan trọng. Tình trạng thể chất của chúng ta không thành vấn đề, sự an tâm mới là quan trọng nhất. Vì vậy, làm thế nào chúng ta có thể có được tâm an?

Bây giờ, loại bỏ tất cả mọi vấn đề sẽ không thực tế; Và làm cho tâm trở nên ngu đần và quên đi những vấn đề của chúng ta, cũng không được. Vậy chúng ta cần phải nhìn thấu các vấn đề của chúng ta và đối phó với chúng, đồng thời giữ một cái tâm an để có một thái độ thực tế và có thể xử lý và giải quyết đúng đắn các vấn đề của chúng ta.

Đối với những người uống thuốc an thần – tôi không có kinh nghiệm. Tôi không biết liệu vào thời điểm người ta dùng thuốc an thần, trí thông minh của họ sắc bén hay đần độn; Tôi phải hỏi. Ví dụ, vào năm 1959, khi tôi ở Mussoorie, mẹ tôi hoặc có lẽ một người nào khác chao đảo và lo lắng rất nhiều: giấc ngủ đã bị quấy rầyBác sĩ giải thích rằng có một số thuốc mà họ có thể uống, nhưng điều này sẽ làm cho tâm trí trở nên hơi chậm chạp. Lúc đó tôi nghĩ rằng đó là điều không tốt. Một mặt, bạn có một chút an tâm, nhưng mặt khác, nếu hiệu quả là sự đần độn thì không hề tốt. Tôi thích một cách khác. Tôi thích có trí thông minh toàn năngtỉnh táo và nhanh nhẹn, chứ không bị giao độngTâm thanh tịnh là tốt nhất.

Đối với điều này, lòng từ bi của con người thực sự quan trọng: tâm từ bi của chúng ta càng lớn, não của chúng ta hoạt động càng tốt hơn. Nếu tâm trí của chúng ta phát ra sự sợ hãi và tức giận, thì khi đó bộ não của chúng ta hoạt động kém hơn. Có một lần tôi gặp một nhà khoa học đã hơn tám mươi tuổi. Ông ấy đưa cho tôi một trong những cuốn sách của ông. Tôi nghĩ nó có tựa đề là “Chúng ta là tù nhân của sân hận”, đại loại là như vậy. Trong khi thảo luận về trải nghiệm của mình, ông nói rằng khi chúng ta nổi giận đối với một đối tượng, đối tượng ấy biểu hiện rất tiêu cực. Nhưng chín mươi phần trăm của sự tiêu cực ấy là sự phản chiếu từ tâm trí của chúng ta. Đây là kinh nghiệm của chính ông.

Phật giáo cũng nói như vậy. Khi cảm xúc tiêu cực phát triển, chúng ta không thể nhìn thấy thực tế. Khi chúng ta cần đưa ra quyết định mà tâm trí lại bị chi phối bởi sân hận thì rất có thể ta sẽ đưa ra quyết định sai. Không ai muốn đưa ra một quyết định sai lầm, nhưng vào thời điểm đó, một phần trí thông minh và bộ não của ta, thường có chức năng phân biệt đúng sai và đưa ra quyết định tốt nhất, lại làm việc rất tồi. Ngay cả những nhà lãnh đạo vĩ đại cũng trải nghiệm điều đó.

Vì vậytừ bi và tình cảm giúp não hoạt động trơn tru hơn. Thứ hai, từ bi mang lại cho ta nội lực; Nó cho ta sự tự tin và làm giảm sự sợ hãi, và tiếp đó làm cho ta an tâmVì vậytừ bi có hai chức năng: nó làm cho não của ta hoạt động tốt hơn và nó mang lại sức mạnh bên trong. Đây là những nguyên nhân của hạnh phúc. Tôi cảm thấy như thế.

Bây giờ các cơ quan khác, tất nhiên, cũng tốt cho hạnh phúc. Ví dụ như ai cũng thích tiền. Nếu chúng ta có tiền, thì chúng ta có thể hưởng các tiện nghi tốt. Thông thường, chúng tôi coi đây là những điều quan trọng hàng đầu, nhưng tôi nghĩ không phải thế. Sự thoải mái về vật chất có thể đạt được qua nỗ lực thể xác, nhưng sự thoải mái về tinh thần phải trải qua nỗ lực tinh thần. Nếu chúng ta đi đến một cửa hàng và đưa tiền cho người bán hàng và nói rằng ta muốn mua sự an tâm, họ sẽ nói rằng họ không có gì để bán. Chủ cửa hàng sẽ cảm thấy rằng ta điên rồ và họ sẽ cười chúng ta. Một số thuốc tiêm hoặc thuốc uống có thể mang lại hạnh phúc tạm thời hoặc an tâm, nhưng không ở mức độ đầy đủ. Chúng ta có thể thấy ví dụ về tư vấn rằng chúng ta cần đối phó với cảm xúc thông qua thảo luận và suy luậnVì vậychúng ta phải sử dụng cách tiếp cận tâm thần. Bất cứ khi nào tôi nói chuyện, tôi nói rằng chúng ta người hiện đại nghĩ quá nhiều về sự phát triển bên ngoài. Nếu chúng ta chỉ chú ý đến phương diện đó thì cũng không đủ. Hạnh phúc và sự mãn nguyện đích đáng phải đến từ bên trong.

Các yếu tố cơ bản để đạt được điều đó là từ bi và tình cảm của con người, và những điều này đến từ sinh học. Khi còn bé, sự tồn tại của chúng ta phụ thuộc vào tình cảm. Nếu có tình cảm, chúng ta cảm thấy an toànNếu không, ta cảm thấy lo lắng và bất an. Nếu xa rời mẹ, ta khóc. Được ôm ấp trong vòng tay của mẹ, ta cảm thấy hạnh phúc và yên lặng. Đối với một đứa trẻ, đây là một yếu tố sinh học. Ví dụ như một nhà khoa học, giáo viên của tôi, một nhà sinh vật học làm việc về chống bạo lực hạt nhân – ông nói với tôi rằng sau khi sinh, sự vuốt ve của người mẹ trong vài tuần là rất quan trọng để mở rộng não bộ và phát triển của em bé. Nó mang lại cảm giác an toàn và thoải mái, dẫn đến sự phát triển thỏa đáng về tăng trưởng thể chấtbao gồm cả não.

Vì vậyhạt giống từ bi và tình cảm không phải là cái gì đó đến từ tôn giáo: nó bắt nguồn từ sinh học. Ta đều đến từ bụng mẹ và mỗi người chúng ta sống sót do tình thương yêu và chăm sóc của mẹ. Theo truyền thống Ấn Độ, ta sinh ra từ hoa sen trong một vùng đất tinh khiết. Điều đó nghe có vẻ rất hay, nhưng có lẽ người dân ở đó có tình cảm với hoa sen hơn người khác. Vì vậy sinh ra từ bụng mẹ tốt hơn và đã được trang bị hạt giống từ biVì vậy, đó là những nguyên nhân của hạnh phúc.

Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14

Nguồn: Từ bi là nguồn hạnh phúc