CHIA SẺ

MRicard_©RaphaeleDemandre

Nhà sư Matthieu Ricard sinh năm 1946 tại Pháp trong một gia đình danh giá có cha là triết gia nổi tiếng, mẹ là hoạ sĩ theo trường phái trừu tượng và bà cũng đã đi theo Phật giáo.

Từ nhỏ, ông đã hình thành tư tưởng triết học và Phật giáo, cũng như mang trong mình niềm đam mê tu hành.

Đến năm 26 tuổi, Matthieu Ricard, lúc ấy là tiến sĩ ngành phân tử học đang làm việc tại Viện Pasteur, đã để lại sau lưng con đường danh vọng thênh thang của một nhà khoa học để đến Tây Tạng, trở thành một tu sĩ Phật giáo.

Năm 1980, lần đầu tiên ông gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma và sau đó trở thành phiên dịch viên tiếng Pháp cho Người. Hiện nay, ông đang sống ở vùng núi Himalaya.

Nhà sư Matthieu Ricard đã từng được nhận danh hiệu “người hạnh phúc nhất thế giới” sau nhiều năm tham gia một nghiên cứu về thiền định và lòng từ bi.

Người hạnh phúc nhất thế giới sống như thế nào? 

Một ngày của “người hạnh phúc nhất thế giới”, một vị tăng sĩ Phật giáo, bắt đầu lúc bình minh tỏa rạng ánh dương; người chỉ có một vài bộ trang phục nhưng luôn dành nhiều thời gian để chúc phúc cát tường tới tha nhân.

Nếu cuộc sống của vị tăng sĩ Phật giáo Tây Tạng điển hình yêu cầu phải tách khỏi đời sống hiện tại hỗn độn, dành phần lớn thời gian trong tự viện thâm sơn cùng cốc thì Hòa thượng Matthieu Ricard không phải là một vị tăng sĩ như vậy.

Dưới đây là chia sẻ từ nhà sư Matthieu Ricard khi được hỏi về cách sống để có được sự hạnh phúc:

Ăn chay 

Truyền thông phương Tây gọi Hòa thượng Matthieu Ricard là “người hạnh phúc nhất thế giới”, một danh hiệu mà ngài đã “thất bại” chối bỏ sau một nghiên cứu đo sóng gamma não bộ khi thiền định được tiến hành tại Đại học Wisconsin vào năm 2000.
Truyền thông phương Tây gọi Hòa thượng Matthieu Ricard là “người hạnh phúc nhất thế giới”, một danh hiệu mà ngài đã “thất bại” chối bỏ sau một nghiên cứu đo sóng gamma não bộ khi thiền định được tiến hành tại Đại học Wisconsin vào năm 2000.

“Đó chỉ mất một giây để quyết định dừng lại. Lí do chính không ăn thịt và cá là tha thứ cho cuộc đời của một ai đó. Đây không phải là một góc nhìn cực đoan. Đây là quan điểm hợp lý và từ bi nhất”.

Người thầy đầu tiên của tôi là Kangyur Rinpoche, một người ăn chay nghiêm khắc. Ông đã chắp nguồn cảm hứng cho tôi cũng như giúp tôi hiểu bản thân mình rõ hơn. Cả cuộc đời mình, tôi chưa bao giờ săn bắn nhưng thi thoảng cũng có đi câu cá, khi là một cậu bé ở Brtittany.

Khi tôi 13 tuổi, đột nhiên có một ý nghĩ nảy ra trong tâm trí tôi: Làm sao tôi có thể làm những việc như vậy?”

Tôi nhận ra rằng tôi hoàn toàn có thể tránh được việc đặt bản thân làm những việc không thích. Và khi 20 tuổi, tôi đã từ bỏ việc ăn thịt.

Chúng ta có thể tìm ra phương tiện để tồn tại mà không gây đau khổ cho người khác. Thực tế, thậm chí từ một quan điểm ích kỷ, ăn chay vẫn tốt hơn cả. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng thịt đỏ tăng nguy cơ mắc ung thư ruột và nhiều bệnh khác. Tuy nhiên, lí do chính để dừng ăn thịt động vật là cướp đoạt cuộc sống của sinh vật khác.

“Tôi thật sự quan tâm đến số phận của 8 triệu loài vật đang sinh sống cùng con người trên trái đất này. Hạnh phúc thật sự có thể đạt được khi chúng ta tránh gây ra nỗi đau cho người khác, loài khác.

Vì vậy, hãy trở thành người ăn chay như tôi”, Richard phát thông điệp trong một đoạn video được chia sẻ trên trang facebook của PETA.

Nếu muốn hạnh phúc, bạn nên cố gắng ‘nhân từ’

Năm 2009, nhà khoa học thần kinh Richard Davidson đến từ ĐH Winconsin (Mỹ), đã “đội” cho Thiền sư người Pháp này chiếc mũ với với hệ thống dây phức tạp, bao gồm 256 cảm biến, cho phép tìm ra chỉ số hạnh phúc của con người.
Năm 2009, nhà khoa học thần kinh Richard Davidson đến từ ĐH Winconsin (Mỹ), đã “đội” cho Thiền sư người Pháp này chiếc mũ với với hệ thống dây phức tạp, bao gồm 256 cảm biến, cho phép tìm ra chỉ số hạnh phúc của con người.

Nhân từ không chỉ làm bạn cảm thấy tốt hơn, mà còn làm người khác cũng “nhân từ” hơn”, nhà sư Mathiew Ricard chỉ chia sẻ đơn giản như vậy. Nhà sư tin rằng ai cũng có khả năng có một cái tâm “sáng” giống như mình, bởi vì trong mỗi con người đều có những điều tốt đẹp.

Việc cần làm là từ từ, từng bước một khơi dậy những điều tốt đẹp đó. Và hãy bắt đầu bằng việc nghĩ về những trải nghiệm hạnh phúc từ 10-15 phút /ngày.

Theo nhà sư Matthieu Ricard – người hạnh phúc nhất thế giới, nếu bạn luyện tập như thế hằng ngày, thậm chí là chỉ 2 tuần sau, bạn có thể nhận thấy một tinh thần tích cực hơn. Và nếu bạn luyện tập khoảng 50 năm giống như ông, bạn cũng có thể trở thành một người siêu hạnh phúc.

Thế nhưng, một khi đã trở thành một “ông hoàng” hạnh phúc rồi, bạn phải làm gì để tiếp tục kéo dài hạnh phúc đó mãi mãi cũng là một câu hỏi lớn.

Không nghĩ về cái tôi cá nhân

Khi bạn nghĩ về bản thân mình và muốn làm những điều có lợi cho mình, điều này chỉ khiến bạn thêm căng thẳng, mệt mỏi. Đó không phải nền tảng của hạnh phúc. Hạnh phúc đến từ lòng từ bi. Khi tâm trí bạn ngập tràn sự bao dung, bản thân bạn cũng thoải mái và khiến người khác hạnh phúc.

Tờ Business Insider bình luận, lý thuyết nghe dễ dàng, nhưng liệu một con người bình thường có thể từ bi hỷ xả mà không có những suy nghĩ ích kỷ không ?

Huấn luyện não bộ

Nhà sư Matthieu Ricard tin rằng bất cứ ai cũng có thể có hạnh phúc nếu họ biết cách huấn luyện bộ não mà cụ thể là việc thiền định mỗi ngày. Khi bạn hít vào, hãy tập hợp khổ đau của mọi người và cảm nhận trong tim bạn, nhưng đừng để điều này thành gánh nặng.

Khi bạn thở ra, hãy nói: mong sao tất cả hạnh phúc của tôi, tất cả những việc làm tốt đẹp của tôi, sẽ được hiến dâng cho mọi người.